Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Tìm hiểu về ngôn ngữ và ngôn ngữ giao tiếp

Ngôn ngữ là hệ thống dùng để giao thiệp hoặc suy luận cách biểu diễn, phép ẩn dụ và một loại ngữ pháp theo logic, mỗi cái đó sẽ bao hàm một tiêu chuẩn hoặc sự thật thuộc về lịch sử. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu, chữ viết và truyền đạt khái niệm hoặc ý nghĩa gì đó.

Ngôn ngữ là phương tiện giúp con người hiểu nhau hơn



Ngôn ngữ là phương tiện duy nhất giúp con người hiểu nhau hơn

Ngôn ngữ lại được chia thành nhiều dạng khác nhau như ngôn ngữ nói hay còn được gọi là ngôn ngữ tâm lý, ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ máy tính, ngôn ngữ hình thức,....Và chúng ta sẽ bàn về ngôn ngữ giao nói của con người.

Điều kiện và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, họ văn minh và hiện đại hơn. Con người bắt đầu sống trong những cộng đồng, tổ chức lớn và dần dà cuộc sống đó trở nên phức tạp hơn, có nhiều kiến thức hơn buộc con người phải tìm hiểu và theo đó mà ngôn ngữ cũng trở nên phức tạp và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Đến nay, chúng ta chưa thực sự hiểu được ngôn ngữ bắt đầu như thế nào. Có người cho rằng ngôn ngữ bắt đầu từ việc người ta gọi nhau một cách tự nhiên, người ta dùng nó để diễn đạt sự kinh ngạc, vui hoặc buồn của mình. Cũng có người cho rằng, ngôn ngữ bắt đầu từ việc người ta bắt chước những âm thanh trong thiên nhiên. Có thể là mỗi nhận định kể trên đều là một phần của nguồn gốc ngôn ngữ, nhưng nhận định nào chiếm một tỷ lệ bao nhiêu thì ta chưa biết.

Chúng ta chỉ biết rằng, tất cả mọi ngôn ngữ mà loài người trên thế giới sử dụng đều có thể truy tìm về cùng một nguồn gốc chung: Một ngôn ngữ ban đầu, từ đó đẻ ra nhiều ngôn ngữ khác. Loại ngôn ngữ ban đầu ấy cùng với tất cả những ngôn ngữ phát triển từ đó mà ra, gọi là “ngữ hệ”.

Ngành dịch thuật ra đời và phát triển


Ngôn ngữ phát triển kéo theo sự sự ra đời của ngành dịch thuật

Theo ước tính, trên thế giới có hơn 4000 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có 10 ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới và có thể được kể đến như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập, Ý, Tây Ban Nha. Và để các ngôn ngữ giao tiếp được với nhau, người ta sử dụng phương pháp dịch thuật để hiểu những gì mà người ta nói. Do đó mà ngành dịch thuật ra đời và phát triển theo với sự tiến bộ của ngôn ngữ.

Sự ra đời và phát triển của ngành dịch thuật đã mang đến cho thế giới sự phát triển về ngôn ngữ, giúp con người có thể hiểu nhau hơn. Do đó, công việc hợp tác và phát triển giữa các quốc gia sẽ có một bước phát triển mới sự hỗ trợ của ngành dịch thuật.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Tìm hiểu khái quát về tiếng Hàn Quốc

Tiếng Hàn Quốc hay còn được gọi là tiếng Triều Tiên, đây là một trong những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới, do nó sử dụng nhiều quy tắc tượng hình giống như tiếng Hán và tiếng Nhật Bản. Tiếng Hàn thuộc hệ Altai, là ngôn ngữ chung của CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc, ở Bắc Triều Tiên thì gọi là tiếng Triều Tiên, còn ở Nam Triều Tiên thì được gọi là tiếng Hàn Quốc.

Bảng nguyên âm và phụ âm của tiếng Hàn Quốc

Trải qua thời gian, Hàn Quốc và Triều Tiên đã có những thay đổi và có sự khác biệt giữa 2 ngôn ngữ. Trong khi tiếng Triều Tiên vẫn giữ được cấu trúc ngữ pháp và phát âm theo cách truyền thống thì tiếng Hàn Quốc đã thay đổi và vay mượn khá nhiều từ ngữ Âu - Mỹ, làm cho ngôn ngữ của Hàn Quốc hiện đại và phong phú hơn. Tại Việt Nam, tiếng Hàn khá phổ biến, do Việt Nam và Hàn Quốc đã có mối quan hệ sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Ngoài ra, nhiều người cho biết tiếng Hàn dễ học và chuẩn hơn so với tiếng Triều Tiên cổ điển. Và nhiều người chọn học tiếng Hàn Quốc để làm trong các công ty phiên dịch và khám phá thêm nhiều nét đặc trưng trong ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc.

Chữ viết Hàn Quốc


Chữ viết Hàn Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của chữ Hán, gọi là Hanja. Ngày này được viết bằng mẫu ký tự âm Chosŏn'gŭl hay Hangu kết hợp với chữ Hanja để tạo thành tiếng Hàn, có khoảng 18000 ký tự Hanja đang được đưa vào giảng dạy cho trẻ em ở Hàn Quốc. Chosŏn'gŭl bao gồm 24 kí tự - 14 phụ âm và 10 nguyên âm mà chủ yếu được viết bằng các khối âm tiết gồm 2 đến 5 thành phần.

Chữ Hàn Quốc ngày nay đã có khoảng trắng giữa các từ, theo phong cách của chữ viết phương Tây . Trong
khi đó, chữ Hán, chữ Nhật và chữ Triều Tiên vẫn giữ nguyên cách viết truyền thống.


Ngữ pháp tiếng Hàn


Tiếng Hàn Quốc sử dụng theo ngữ pháp chắp dính, theo thể chủ - thụ - động, từ bổ nghĩa đứng trước từ bổ nghĩa, tận cùng là động từ. Trật tự của tiếng Hàn khác với tiếng Việt, chẳng hạn trong tiếng Việt, bạn nói: "Bạn đang đi đâu đấy?", nhưng trong tiếng Hàn lại nói là "Đấy đi đang bạn đâu" và người nghe vẫn có thể hiểu được.

Tiếng Hàn Quốc là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới

Không giống như các ngôn ngữ khác, tiếng Hàn không chia động từ theo chủ ngữ và danh từ không có giới tính, mà thay vào đó động từ sẽ được chia phụ thuộc vào thì và mối quan hệ của người nói và người nghe.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang đầu tư vốn ODA vào Việt Nam, các khu công nghiệp nổi lên với nhiều công ty, tập đoàn lớn của Hàn Quốc mọc lên ngày càng nhiều. Do đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ phiên dịch ngày càng nhiều. Theo đó mà số người Việt Nam học tiếng Hàn cũng ngày càng tăng lên do nhu cầu về việc làm tăng cao trong mấy năm gần đây.

Ngôn ngữ nào phổ biến nhất tại Việt Nam?

Ngành dịch thuật tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, bằng chứng là đã có nhiều công ty dịch thuật ra đời. Do đó, xu hướng học ngoại ngữ của các bạn trẻ ngày càng cao. Thực ra thì xu hướng học ngoại ngữ đã có từ hàng chục năm trước, nhất là nước ta thực hiện công cuộc cải các, mở cửa và hội nhập quốc tế. Trong thời kỳ mà đất nước phân chia 2 miền, miền Bắc được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Nga và Trung Quóc, nên đây là 2 ngôn ngữ bắt buộc phải sử dụng. 2 ngôn ngữ này chủ yếu dành cho các chuyên gia, du học sinh, các tầng lớp cán bộ, còn đa phần người dân bình thường thì không biết một chút gì về ngoại ngữ.

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến tại Việt Nam


Sử dụng thành thạo ngoại ngữ, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong ngành dịch thuật

Trong khi người dân ở miền Bắc không biết một chút gì về ngoại ngữ tại miền Nam, với vai trò là một nước phụ thuộc vào Mỹ, tiếng Anh lại có điều kiện phát triển và thịnh hành, nhiều công chức và nhân viên của chế độ Sài Gòn thành thạo tiếng Anh. Chính phủ Sài Gòn tạo điều kiện mở mang nhiều trung tâm đào tạo tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ những người có tiền mới đủ điều kiện theo họ, nhưng bề ngoài thì miền Nam có vẻ phát triển và hưng thịnh, nhưng thực tế thì đa phần dân cư sống dưới mức nghèo khổ, nhiều tệ nạn xã hội hoành hành. Nhưng nếu đem ra so sánh với ngày nay, số lượng công chức của chế độ Sài Gòn sử dụng ngoại ngữ thành thạo còn nhiều hơn các công chức của chính phủ. Ngay trong nội các chính phủ hiện nay, số lượng người sử dụng thành thạo tiếng Anh rất ít, chủ yếu là những người làm bên Bộ Ngoại giao là thành thạo tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác.

Sự phổ biến của tiếng Trung





Tiếng Trung Quốc là một ngôn ngữ phổ biến thứ 2 tại Việt Nam, bởi số lượng người Hoa sống ở sài Gòn, Bình Dương, Đà Nẵng ngày càng tăng lên cao và hình thành cộng đồng người Hoa lớn thứ 2 tại Viaajt Nam. Công động người Hoa nằm trong 54 dân tộc Việt Nam, họ đã sinh sống và định cư từ rất lâu ở Việt Nam, họ thông thạo song song 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Hoa. Không giống như người Hán - từ Trung Quốc sang làm việc tại Việt Nam, họ sống thành từng làng với nhau, nhưng không phải là người Hoa tại Việt Nam, mà chỉ là công nhân làm việc theo thời hạn.

Tiếng Trung là một ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại Việt Nam

Ngay nay, xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, do đó việc hiểu biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ thứ 2 sẽ giúp các bạn có sự chủ động hơn trong thời đại hội nhập, có cơ hội đến với việc làm trong ngành dịch thuật hoặc làm việc trong các cơ quan có sử dụng ngoại ngữ. Đồng thời, việc thông thạo nhiều ngoại ngữ sẽ giúp bạn nắm bắt được nhiều tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác nhau.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Bí quyết nâng cao trình độ ngoại ngữ

Bạn muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ, mà cụ thể ở đây là tiếng Anh để làm tốt công tác dịch thuật trong sự nghiệp của mình. Vậy bạn có kinh nghiệm gì để học tiếng Anh một cách có hiệu quả nhất? Cùng tham khảo một số bí quyết học tiếng Anh dưới đây.

1. Xác định mục đích học


Trước tiên bạn cần xác định mục đích vì sao bạn lại muốn học tiếng Anh? Cần phải xác định mục đích lâu dài để có thể học tập tốt tiếng Anh, học tiếng Anh để có thể sử dụng thành thạo trong giao tiếp hàng ngày, phục vụ công việc của bạn hoặc có thể tìm hiểu về văn hóa của một quốc gia nào đó.

Học tiếng Anh để làm tốt công việc trong ngành dịch thuật

2. Tự tin thể hiện khả năng nói tiếng Anh của mình


Hãy tự tin với khả năng tiếng Anh của mình, dù cho nó có tệ như thế nào đi nữa, bạn hãy thường xuyên nói tiếng Anh để trình độ của bạn cải thiện theo thời gian. Chẳng hạn, khi bạn được hỏi “How is your English?”, bạn không nên trả lời: “ Oh, my English is very poor, I have no chance to practice”, bạn nên trả lời: “ I love to speak English” or “My English is improving”. Những câu trả lời như thế này sẽ tạo cho bạn cảm giác tự tin.

Thường xuyên rèn luyện bằng cách nói tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày

3. Rèn luyện khả năng diễn đạt


Khi học tiếng Anh, bạn cần phải kết hợp 2 loại bài tập: các bài tập rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát và các bài tập rèn luyện độ chính xác. Thường xuyên làm bài tập sẽ rèn luyện cho bạn khả năng tiếng Anh tự nhiên, lưu loát, không phải chú ý đến những tiểu tiết nhỏ nhặt. Đồng thời, việc thực hành nói tiếng Anh sẽ là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn nắm được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh.

4. Tư duy bằng tiếng Anh


Một sai lầm mà các bạn mới học tiếng Anh thường mắc phải đó là dịch trước khi nói. Việc này vô tình sẽ tạo ra một rào cản về ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu: “tôi muốn huỷ bỏ cuộc hẹn đó”. Khi đó, chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta không nhớ hoặc không biết các từ như “cancel” và “appointment” để hình thành câu “I would like to cancel the appointment”.  Nếu bạn tư duy bằng tiếng Anh, bạn sẽ không gặp phải vấn đề này và tính huống này sẽ có nhiều cách diễn đạt khác nhau, như: “I’m sorry. I’m not free tomorrow” hay “I am afraid I can’t come tomorrow”, v.v.

Hãy luôn tự tin với khả năng tiếng Anh của mình, tự tin luôn giúp bạn học tốt

5. Tập hát bài hát tiếng Anh


Nếu là tín đồ của những bài hát tiếng Anh, vậy thì còn chờ gì nữa mà bạn không thử tập đi tập lại những gì mà ca sĩ hát? Khi hát theo các bài hát bằng tiếng Anh như vậy, bạn sẽ tự khắc nhớ được các từ, cụm từ bằng tiếng Anh. Ví dụ: khi một ai đó nói “Let’s sing ‘Happy Birthday’ ”, ngay lập tức mọi người sẽ hát bài hát đó một cách chính xác. Hát các bài hát tiếng Anh sẽ giúp bạn phát âm được nhiều từ còn hơn là tự tập thực hành theo khuôn mẫu.

6. Đọc và nhớ nhiều từ vựng


Nguyên tắc khi học tiếng Anh là bạn phải học thường xuyên, đầu tư thời gian cho nó, đọc và học từ mới thật nhiều. Bạn nên có một danh sách các từ mới bên mình để có thể sử dụng chúng trong các cuộc hội thoại hàng ngày, đấy cũng là một cách luyện tiếng Anh khá hiệu quả.

Học tốt một ngoại ngữ, bạn cần có sự kiên trì và chăm chỉ


Dù cho là bí quyết gì đi nữa, quá trình học một ngoại ngữ mới luôn đòi hỏi ở bạn sự kiên trì, chăm chỉ để có thể học giỏi ngoại ngữ. Đến với công việc dịch thuật, bạn hãy đầu tư thời gian và công sức vào học tốt một ngoại ngữ, bởi đến với một ngoại ngữ mới, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về một nền văn hóa mới.

Học tiếng Nhật và việc làm trong ngành phiên dịch

Hiện nay, có rất nhiều các tập đoàn và công ty của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Do đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ phiên dịch cũng ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang tạo đà cho tiếng Nhật ngày càng khẳng định vị thế của mình tại Việt Nam. Vì vậy, có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn học tiếng Nhật trong con đường sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, để học giỏi được tiếng Nhật thì không phải ai cũng làm được, bởi đây là một trong những thứ tiếng khó nhất trên thế giới.

Nhà tài trợ ODA lớn nhất Việt Nam


Dịch vụ phiên dịch tiếng Nhật ngày càng phát triển khi có nhiều công ty của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam

Ngay từ thế kỷ 16, khi các nhà buôn Nhật Bản đến Việt Nam buôn bán, Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản. Đặc biệt, sau khi tham gia vào APEC, WTO,… mối quan hệ giữa 2 nước ngày càng phát triển hơn nữa trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, văn hóa, chính trị. Chính từ đây mà nhu cầu học tiếng Nhật của người Việt ngày càng trở nên quan trọng. Bởi để tìm hiểu về văn hóa, giáo dục, tất cả các lĩnh vực thì cần phải hiểu được ngôn ngữ của nhau mới thể biết được. Đồng thời, nhu cầu về việc làm trong ngành phiên dịch ngày càng cao hơn khi có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vào làm việc tại Việt Nam.

Tiếng Nhật – Ngôn ngữ khó thứ 2 trên thế giới


Học tiếng Nhật và bạn có rất nhiều cơ hội được làm việc trong ngành phiên dịch

Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau tiếng Ả rập. Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài, tiếng Nhật dần trở nên được sử dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực hoạt động tại Việt Nam

Tiếng Nhật là một ngôn ngữ chắp dính, phức tạp với cả một hệ thống nghi thức hết sức nghiêm ngặt, trong đó nổi bật là hệ thống kính ngữ. Ngoài ra, các dạng biến đổi động từ và sự kết hợp với các từ vựng khác để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và cả người được nói đến trong đoạn hội thoại.

3 kiểu chữ Nhật chính


Tiếng Nhật có 3 kiểu chữ chính: chữ Kanji (Hán Tự), Hiragana (chữ mềm), Katakana (chữ cứng). Kanji dùng để viết các từ Hán mượn của Trung Quốc hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa, văn bản tiếng Nhật thông thường chữ Hán chiếm tới 70 - 80%. Chữ Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật. Chữ Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, hoặc dùng để nhấn mạnh tạo sự thu hút chú ý trên văn bản. Ngoài ra, Romaji (bảng chữ Latinh) cũng được sử dụng trong tiếng Nhật hiện đại.

Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó thứ 2 thế giới

Do vậy, để học giỏi và làm việc trong ngành phiên dịch với tiếng Nhật, bạn phải có quyết tâm, một kế hoạch học tập dài hạn và nghiêm túc. Bạn hãy thử so sánh 2 ví dụ sau đây, khi mời ba mẹ trước bữa cơm.  “Ăn cơm đi!”; và “Dạ, con mời ba mẹ dùng bữa ạ”. Rõ ràng là cả 2 cách nói đều đạt được “nội dung cần nói”, nhưng để truyền tải được không những “nội dung cần nói”, mà truyền tải được hết sắc thái, tình cảm thì rõ ràng là cách nói thứ 2 mang nhiều thiện cảm hơn hẳn, người nghe (“khách hàng” là ba mẹ ) chắc chắn cũng sẽ hài lòng mỉm cười vui vẻ. Chỉ cùng học tiếng Nhật, cùng là một cách nói nhưng ý nghĩa của nó hoàn toàn khác nhau.

Tiếng Nhật có cấu trúc ngữ pháp, từ vựng rất khó nhằn, nhưng không có nghĩa là bạn không thể không học được. Và khi thành công với việc học tiếng Nhật, bạn có cơ hội được làm việc trong cách công ty phiên dịch với một mức lương khá cao. Bởi nhu cầu thì cao, nhưng đội ngũ nhân lực còn khan hiếm nhiều cho nên bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm khi học tiếng Nhật.

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Dịch thuật văn học - cần có trách nhiệm với bạn đọc

Trong nhiều năm qua, độc giả Việt Nam đã được tiếp xúc với rất nhiều các tác phẩm văn học nước ngoài qua các tác phẩm được dịch thuật sang tiếng Việt được đánh giá cao. Nhiều dịch giả của Việt Nam đã được sự công nhận của người dịch như: Cao Xuân Hạo, Tuấn Đô, Thúy Toàn, Nguyễn Hữu Dũng,…. Do đó, người đọc sẽ có tâm lý là không chỉ tìm những tác phẩm nổi tiếng mà còn phải xem ai là dịch giả mới quyết định mua sách.

Tình trạng dịch lậu vẫn còn tồn tại


Việt Nam đang mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới, điều này đã tạo điều kiện để các tác phẩm văn học nước ngoài đến với bạn đọc Việt Nam dễ dàng hơn, khi mà nhu cầu đọc các tác phẩm văn học nước ngoài của công chúng đang ngày càng có những chuyển biến tích cực.

Nền dịch thuật văn học Việt Nam hiện nay còn tồn tại tình trạng dịch lệch lạc

Trên thực tế, bên cạnh tình trạng không có chọn lọc trong việc dịch thuật văn học thì còn tồn tại một nghịch lý, đó là tác phẩm dịch được xuất bản rất nhiều. Nhưng một bản dịch có chất lượng tốt thì lại rất ít, không kể đến những tác phẩm đã trở thành thảm họa dịch thuật, nó phản ánh một tình trạng cẩu thả trong công việc dịch thuật của người dịch.

Vấn đề này đã trở nên nghiêm trọng hơn khi mạng Internet ngày càng phát triển, đi kèm theo đó là xuất hiện nhiều bản dịch online với chất lượng kém. Trong đó, số người dịch lạm dụng các công cụ dịch thuật để chỉnh sửa các câu chữ rồi đăng lên các blog, diễn đàn ngày càng tăng lên. Những người dịch này thường được gọi là editor online, và hiển nhiên là nếu không hiểu được ngôn ngữ gốc của tác phẩm thì sẽ không thể đảm bảo tính chính xác của bản dịch, thậm chí điều xấu nhất là chứa đứng những lỗi dịch lệch lạc, ngô nghê. Gần đây, trên mạng xã hội X, một công ty sách còn đăng tải thông tin tuyển dụng biên tập viên văn học nước ngoài, trong đó đánh giá năng lực của người biên tập căn cứ vào “một trích đoạn mà bạn đã edit (biên tập – NH) tâm huyết nhất” không cần người biên tập phải biết ngôn ngữ gốc của tác phẩm. Đây rõ ràng là một thái độ rất vô trách nhiệm đối với ngành dịch thuật và cả người đọc nói chung, đơn nhiên thông tin này ngay lập tức đã bị phản ứng gay gắt và có người đã khẳng định rằng họ sẽ không bao giờ mua sách từ công ty này.

Dịch thuật văn học tại Việt Nam đang ngày càng phát triển


Thế hệ các dịch giả thành danh tại Việt Nam

Dù thế nào đi nữa, một bản dịch tốt sẽ tổng hợp nhiều yếu tố, bởi trong quá trình dịch thuật, tác giả phải là người giỏi ngôn ngữ gốc của tác phẩm, giỏi tiếng Việt, vừa phải có vốn văn hóa, tri thức phong phú, linh hoạt trong cách sử dụng từ ngữ để diễn đạt, mô tả. Không chỉ riêng công việc dịch sách, việc dịch các tác phẩm văn học không đơn giản chỉ là chuyển ngữ mà trong bản dịch phải đưa tới cho người đọc Việt Nam một văn bản thuần Việt, giữ gìn được giá trị của văn bản gốc. Nếu nhìn từ quá trình phát triển xã hội, có thể coi các tác phẩm dịch đúng đắn sẽ là nguồn tri thức khoa học, văn hóa, nghệ thuật rất quan trọng. Bởi sách dịch vừa nâng cao khả năng hiểu biết, bổ dung thêm những kiến thức khoa học vừa góp phần làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của công chúng. Vì vậy, đã đến lúc các cơ quan chức năng có trách nhiệm cần xem xét, tổ chức, quản lý vấn đề về dịch thuật và xuất bản một cách nghiêm túc.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Những kỹ năng dịch thuật tiếng Anh cơ bản

Trong quá trình dịch thuật tiếng Anh các loại văn bản, tài liệu. Những dịch thuật viên còn ít kinh nghiệm đã gặp phải một sai lầm đó là dịch theo dạng “word by word”. Ý tưởng dịch này sẽ làm cho người đọc khó hiểu nội dung mà bạn muốn truyền tải đến họ. Do đó, trong quá trình dịch thuật, bạn hãy sử dụng một cuốn từ điển để tra mẫu câu và xem người Anh họ viết như thế nào để dịch chuẩn hơn. Mỗi ngôn ngữ khác nhau thì sẽ có những cách diễn đạt khác nhau về một vấn đề cụ thể. Vậy cho nên, bạn sẽ không hiểu được nghĩa của chúng nếu không sử dụng từ điển nguyên gốc tiếng Anh. Dưới đây sẽ là những kỹ năng cơ bản để dịch thuật tiếng Anh tốt.

1. Kiểm tra lỗi chính tả của từ tiếng Anh


Trong quá trình dịch thuật tiếng Anh, bạn cần thường xuyên kiểm tra lỗi chính tả của từ vựng

- Bạn có thể sử dụng Google để tìm một từ mà bạn nghĩ rằng nó sai chính tả, Google sẽ gợi ý cho bạn một ừ chuẩn hơn với số lượng kết quả tìm kiếm rất nhiều.

- Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn từ nào đúng hơn, hãy sử dụng Google để lấy từ có kết quả tìm kiếm lớn hơn.

- Tuy nhiên, bạn không được dùng một số từ khác nghĩa để đánh đồng từ nào có kết quả tìm kiếm nhiều là đúng.

2. Vì sao bạn dịch tiếng Anh chưa hay?


Nguyên nhân dẫn đến việc bạn dịch thuật tiếng Anh chưa được hay

- Do khả năng tiếng Việt của bạn chưa tốt. Khi dịch thuật một văn bản thuộc một lĩnh vực nào đó thì hãy cố gắng tìm hiểu thật kỹ về lĩnh vực đó bằng tiếng Việt để lấy vốn từ vựng, đồng thời hãy học văn phong thể hiện trong những tài liệu đó.

- Dịch thuật nhiều khi hơi cứng nhắc, có một số cụm từ cố định mà dịch thuật viên cần phải học thuộc lòng.  Ví dụ như: Department of Commerce: Bộ thương mại Mỹ ,Department of State: Bộ ngoại giao Mỹ, Còn các bộ của Việt Nam thì lại dịch là Ministry Ví dụ: Ministry of Trade, Ministry of Foreign Affairs…

3. Dịch tiếng Anh cần chọn 1 cuốn từ điển tốt


Để dịch thuật tiếng Anh hiệu quả, bạn cần có một cuốn từ điển tốt

Một cuốn từ điển sẽ rất cần thiết cho các dịch thuật viên, hãy sử dụng từ điển một cách thông minh để cách dịch của bạn ngày càng cải thiện hơn.

4. Nên dùng thêm từ điển cài trên máy tính


Tận dụng những công cụ tra từ điển trên Internet để dịch thuật tiếng Anh đạt hiệu quả

Thế giới Internet phát triển, do đó cũng đã có nhiều phần mềm tra từ điển ra đời, chúng có nhiều tiện ích và rất hữu ích đối với những người làm nghề dịch thuật. Tuy nhiên, bất cứ từ điển Anh – Việt nào cũng đều dựa trên định nghĩa tiếng Anh của các từ trong Oxford để dịch ra một từ tương ứng trong tiếng Việt. Nhưng công cụ dịch thuật cũng sẽ gặp phải những sai sót, nó không hoàn toàn là chính xác dẫn đến khi dịch thuật cũng không chính xác. Do đó, trong quá trình dịch thuật, bạn hãy sử dụng từ điển để tham khảo.


Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Làm thế nào để trở thành một dịch giả chuyên nghiệp?

Dịch giả là những người chuyên dịch thuật các tài liệu, giấy tờ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Trên thực tế, nhiều dịch giả có những nền tảng khác nhau, học đã từng làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kế toàn, thư ký, luật sư song ngữ,.... Những công việc này đòi hỏi việc học một ngôn ngữ thứ 2 do việc đọc và nghiên cứu tài liệu phải dùng đến một ngôn ngữ khác.

Ngành dịch thuật luôn đòi hỏi dịch giả phải không ngừng nâng cao học hỏi để nâng cao tay nghề

Khởi nghiệp dịch thuật thành công


- Hòa nhập: nếu có điều kiện, bạn hãy sống và làm việc ở nước ngoài ít nhất từ 6 - 12 tháng. Việc sống và làm việc với người bản địa sẽ giúp bạn nhiều trong việc diễn đạt ngôn ngữ.

- Tham gia khóa học huấn luyện dịch thuật: hãy tự tìm một khóa học hoặc chương trình huấn luyện dịch thuật, hoặc đơn giản là bạn chăm chỉ đọc sách/báo của nước ngoài, Ở Việt Nam cũng có nhiều khóa học tập trung luyện viết - dịch có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng rất tốt.

- Chỉ tập trung một ngôn ngữ thứ 2: Việc biết nhiều ngôn ngữ nhưng không chuyên sâu sẽ không đủ để đảm bảo một công việc dịch thuật chuyên nghiệp. Bạn phải có một nền tảng vững chắc trong một ngôn ngữ nước ngoài mà bạn phải xác định mình sẽ là người giỏi nhất với ngôn ngữ đó.

Những yếu tố góp phần tạo nên một dịch giả chuyên nghiệp

- Bạn phải thử sức mình trong nhiều lĩnh vực mới với nhiều dự án từ các ngành nghề để kỹ năng dịch thuật của bạn có thể được nâng lên theo thời gian. Đây chính là cách tự nhiên và duy nhất để bạn phát triển khả năng của mình.

Tuy nhiên, trong thực tế thì một số dịch giả chỉ mới nhận làm được 2 - 3 dự án nhưng họ đã tự nhận rằng mình là chuyên gia trong những lĩnh vực mà họ chưa từng làm trước đây, hoặc trong những ngành mà họ chưa từng tìm hiểu. Nếu không may bạn để chất lượng bản dịch không được như ý muốn của khách hàng thì uy tín và thương hiệu của bạn sẽ giảm rất đáng kể.

Chúng tôi hy vọng với những Tip hướng dẫn nhỏ này có thể sẽ giúp ích cho quyết định của bạn khi xem xét sẽ bước chân vào lĩnh vực dịch thuật.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Phương pháp dịch thuật trong thực tế



Dịch vụ dịch thuật là một ngành nghề đang được đầu tư và phát triển, với nguồn lợi nhuận hàng năm mà ngành này mang lại, nó hứa hẹn cả một tương lai phía trước cho đội ngũ các dịch thuật viên mới vào nghề. Tuy nhiên, để có một bản dịch hay và chính xác với nội dung gốc, bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều gian nan và thử thách. Dưới đây sẽ là một vài kinh nghiệm liên quan đến nghề dịch thuật dành cho các bạn mới vào nghề, nó sẽ thực sự có ích cho bạn khi đang làm việc trong một dịch vụ dịch thuật đấy nhé.

Dịch thuật trong thực tế

Những người mới vào nghề dịch thuật chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ gặp phải nhiều khó khăn

Không chỉ là các ngành khoa học khác, trong lĩnh vực dịch vụ dịch thuật cũng cần đến sự chính xác từng câu, từng chữ, chỉ với một sai lầm nhỏ có thể gây ra những thiệt hại không thể lường trước được. Những bạn sinh viên mới ra trường, do còn quá ít kinh nghiệm nên sẽ rất dễ mắc phải một số lỗi dịch thuật cơ bản. Nhưng trong thực tế, ngành dịch thuật đòi hỏi người dịch phải có khả năng sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt nhất, sự sáng tạo luôn đi cùng với sự tinh tế và tính tỉ mỉ trong cách chuyển ngữ.

Những chú ý trong dịch thuật bạn cần biết

 

Một số lưu ý trong dịch thuật mà bạn cần biết


+ Khi nhận dịch thuật một dự án thuộc chuyên ngành, lĩnh vực nào đó bạn cần phải thật am hiểu và có kinh nghiệm dịch thuật về lĩnh vực đó, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng trong quá trình dịch, bởi chất lượng của công việc sẽ ở mức cao nhất khi bạn dịch đúng chuyên ngành.

+ Trước khi nhận dịch một lĩnh vực mới mẻ, bạn cần nắm được những kiến thức rõ ràng, hiểu đúng ý đồ của tác giả, sử dụng đúng từ ngữ trong từng ngữ cảnh khác nhau. Trước khi dịch chính thức, bạn nên dịch thử vài trang rồi cho khách hàng xem trước nhé.

+ Đối với những ai làm dịch thuật tại chỗ tự do mà không làm cho một công ty dịch thuật nào cả, sẽ có rất nhiều nơi làm việc để bạn có thể tiếp cận với khách hàng và phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Kinh nghiệm dịch thuật


Quan trọng nhất là bạn sẽ không nhận những dự án nằm ngoài khả năng của mình. Nếu bạn thành thật và từ chối dự án này với khách hàng, họ có thể đánh giá cao tính trung thực của bạn.

Một số kinh nghiệm khi làm việc trong ngành dịch vụ dịch thuật

Bạn nên hợp tác với các chuyên gia dịch thuật, liên hệ với những người làm cùng ngành nghề để phát triển thêm các kỹ năng chuyên môn. Ngoài ra, nên học hỏi những người dịch thuật đi trước để có kinh nghiệm ứng phó với những sai lầm không đáng có. Hãy sử dụng tối đa những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước để công việc dịch thuật đạt hiệu quả cao.

Thêm nữa, bạn phải chắc chắn rằng mình có đặt được câu hỏi với khách hàng hay không? Việc đặt câu hỏi sẽ cho bạn một cái nhìn toàn diện. Để có một bản dịch tốt, bạn cần nắm rõ các yêu cầu của khách hàng họ muốn gì, cần gì?

Bạn phải đảm bảo hoàn toàn tuân thủ theo phong cách của bản gốc mà khách hàng đưa ra. Cho dù chỉ là một chi tiết hài hước, câu nói cửa miệng nào đó,…. Bạn cần dịch được ý nghĩa của từ ngữ chứ không đơn thuần là chỉ dịch nghĩa của từ, do đó bạn cần phải nhờ đến sự trợ giúp của người bản xứ hoặc các chuyên gia dịch thuật để giúp bạn chỉnh sửa lại nội dung trước khi bàn giao liệu cho khách hàng.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Câu chuyện nghề phiên dịch


Với câu chuyện truyền thuyết từ ngàn xưa để lại, chúng ta có thể hiểu vai trò quan trọng của ngành phiên dịch là như thế nào? Người phiên dịch chính là cầu nối để giúp chúng ta hiểu nhau hơn về tình hình chính trị, xã hội, văn hóa giữa các quốc gia. Đồng thời góp phần tạo nên hòa bình và giá trị giữa các quốc gia với nhau.

Truyền thuyết về sự xuất hiện của nghề phiên dịch


Truyền thuyết xưa kể lại một câu chuyện rằng: thuở xa xưa, cả nhân loại chỉ nói chung một thứ tiếng duy nhất. Và rồi một ngày, còn người bàn với nhau xây một cái tháp cao tận trơi được gọi là tháp Babel. Cái tháp cứ cao, cao mãi gần chạm tới mây xanh, thấy như vậy nên thượng đế lo ngại vô cùng.

Ngài nghĩ mãi, nghĩ mãi, cuối cùng đã tìm ra được một cách. Ngài đã hóa phép khiến cho con người nói những thứ tiếng khác nhau. Vậy là họ sẽ không hiểu được nhau khi họ đang nói gì nữa, tháp Babel vì vậy mà mãi còn dang dở.

Câu chuyện truyền thuyết nói về sự ra đời của ngành phiên dịch

Câu chuyện thần thoại này đã cho chúng ta thấy rằng, sức cản trở to lớn của việc bất đồng ngôn ngữ. Nhưng con người đã không chịu bó tay trước sự chia rẽ bằng ngôn ngữ của thượng đế. Một lớp người đã sinh ra, đóng vai trò là cầu nối ngôn ngữ giữa các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, và đó chính là phiên dịch viên. Theo đó, một nghề nghiệp cũng đã được hình thành để đáp ứng nhu cầu của con người trong việc giúp họ hiểu nhau hơn: nghề phiên dịch.

Người phiên dịch là những người không thường xuyên xuất hiện, họ đứng lặng lẽ phía sau và làm nhiệm vụ phiên dịch. Chính họ đã là những người mang lại cho con người từ các vùng ngôn ngữ khác biệt sự thấu hiểu và chia sẻ, nối lại nguồn sức mạnh to lớn mà thượng đế đã chia rẽ từ thuở hồng khoang.

Không chỉ thông thạo ngôn ngữ, người phiên dịch còn phải am hiểu về văn hóa và có khả năng ứng biến linh hoạt trong nhiều tình huống bất ngờ. Chúng ta sẽ bắt đầu hành trình qua thế giới của nghề phiên dịch với những câu chuyện hài hước và cũng đầy ý nghĩa về những “cái bẫy” thú vị giữa các ngôn ngữ. Người phiên dịch giỏi phải biết vượt qua những “cái bẫy” đầy hiểm hóc ấy.

 Người phiên dịch cũng phải là nhà văn hóa


Khi thực hiện công việc phiên dịch tại các hội nghị, hội thảo quốc tế, phiên dịch viên không chỉ phải thông thạo về ngoại ngữ, am hiểu những vấn đề được đề cập đến tới, mà chính họ phải có khả năng ứng biến, xử lý rất nhanh trong các tình huống bất ngờ. Đặc biệt, trong các hội nghị về văn hóa nghệ thuật, các diễn giả có cách nói văn hoa, bóng bẩy khiến người phiên dịch không ít lần phải khốn đốn vì việc này.

Người làm phiên dịch cũng phải am hiểu về nhiều lĩnh vực, văn hóa và con người của ngôn ngữ đó

Ví dụ, có người trích phương ngôn Anh nói rằng: “Một con chim trong tay tôi còn hơn hai con chim ở trong bụi cây”.

Nếu phiên dịch viên là một người am hiểu về nền văn hóa của Pháp sẽ có xu hướng chuyển sang thành câu:

“Một cái ở trong tay ta còn hơn hái cái mà ta sẽ có”.

(Un tiens vaux mieux que deux tu l’auras).

Nhưng sau đó, diễn giả lại nói tiếp:

“Nhưng những con chim trong bụi cây hát hay hơn con chim trong tay tôi”.

Đến lúc này, nếu người phiên dịch không nhanh trí và không thực sự am hiểu ngôn ngữ sẽ vô cùng lúng túng. Nếu dịch sát với nghĩa đen thì sẽ dẫn đến gây khó hiểu, làm hỏng mất ý nghĩa mà người nói muốn diễn đạt. Đây cũng chính là một thử thách để kiểm tra trình độ và độ nhạy bén của phiên dịch viên. Tuy nhiên, trong trường hợp người dịch có kinh nghiệm và nhanh nhạy sẽ ngay lập tức hiểu đúng ý của người nói và sẽ dịch tiếp rằng:“Nhưng những cái mà ta chưa đạt tới bao giờ cũng hấp dẫn hơn những thứ ta đã có trong tay”.

Bài học rút ra

 

Người phiên dịch giỏi phải hội tụ được nhiều kỹ năng và có nhiều kinh nghiệm trong nghề cũng như vốn sống

Vậy mới thấy am hiểu ngôn ngữ nước ngoài nghĩa là am hiểu cả một nền văn hóa thứ hai. Trong câu chuyện trên, nếu dịch sát nghĩa ngay từ đầu thì người phiên dịch không phải bị động ứng phó ở những câu sau. Mặt khác, nếu bị rơi vào thế bị động phải biết thoát ra một cách khôn khéo. Việc dịch sát từng câu từng chữ không phải bao giờ cũng thực hiện được nên người phiên dịch cần ứng xử linh hoạt. Đây chính là điểm khó của nghề nghiệp này.

Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc bén thêm ý nghĩa của sự kiện. Vì thế sự kiện và sự chuẩn xác phải luôn luôn đi đôi với nhau.

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

4 phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả - Phần 2

Ở phần 2 chúng ta sẽ nói về việc làm thế nào cải thiện kỹ năng nghe - nói và cơ hội việc làm tiếng Nhật trong ngành dịch vụ phiên dịch dành cho bạn.


3. Tập hát và xem thật nhiều phim

 

Xem phim và nghe bài hát bằng tiếng Nhật là một phương pháp học tiếng Nhật

Một mẹo cực hay dành cho các bạn học tiếng Nhật đấy là nghe nhạc, hát và xem phim có phụ đề là tiếng Nhật thật nhiều. Nghe và bắt chước giọng điệu của ca sĩ giúp bạn chỉnh phát âm một cách tự nhiên nhất mà lại cực dễ nhớ nữa. Hoặc bạn có thể xem một bộ phim đang HOT để xả stress, sẽ rất hiệu quả và bạn sẽ học thêm được nhiều từ vựng, tiếng lóng, thành ngữ trong tiếng Nhật. mà quên mất “công đoạn” thực hành vô cùng quan trọng đấy nhé.

4. Lên kế hoạch học nói 

 

Dù là trong ngành dịch vụ phiên dịch, học tập hay bất cứ công việc nào nếu không có một kế hoạch tốt thì bạn sẽ rất khó khăn để đi đến mục tiêu đã đặt ra trước đó. Việc học tiếng Nhật cũng vậy, nếu đặt ra một mục tiêu nhưng bạn cứ để mục tiêu đó trôi đi theo thời gian và nó vẫn sẽ ở nguyên đó, bạn sẽ chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Đừng lãng phí thời gian của bạn nữa, hãy lên kế hoạch để học tiếng Nhật ngay từ bây giờ đi.

Hãy lên kế hoạch cho quá trình học tiếng Nhật và bắt đầu bước vào ngành dịch vụ phiên dịch

Hãy dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để học tiếng Nhật trong vòng từ 6 - 12 tháng sẽ tốt hơn cho bạn, nếu bạn học theo sở thích hay hứng thú thì bạn sẽ dễn nản chí và bỏ bê việc học. Chăm chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc học tiếng Nhật của bản, bạn phải rèn luyện rất nhiều nếu muốn trình độ tiếng Nhật của mình lên một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Một kế hoạch đúng đắn và hợp lý sẽ giúp vốn tiếng Nhật của bạn được cải thiện rõ rệt.

Một người học giỏi tiếng Nhật, sử dụng thành thạo tiếng Nhật như một người bản ngữ, bạn sẽ ứng viên mà ngành dịch vụ phiên dịch luôn tìm kiếm. Công việc phiên dịch viên tiếng Nhật sẽ cho bạn một mức lương tương xứng với trình độ và năng lực của bạn. Giờ thì bắt tay và áp dụng ngay những phương pháp này bạn nhé.