Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch vụ dịch thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch vụ dịch thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh

Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh là một mảng dịch vụ chuyên sâu tại Vietlanguages. Đây là một hình thức dịch ngược từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Không giống như dịch xuôi, Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh đòi hỏi biên dịch viên không những phải nắm vững mà còn thật sự giỏi văn phong tiếng Anh, thậm chí có văn phong chuẩn như người bản xứ.

Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh - Tại sao cần sử dụng dịch vụ này?

Ngày càng nhiều công ty đa quốc gia đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Và đương nhiên, tiếng Anh là ngôn ngữ chính họ sử dụng khi làm việc tại đất nước chúng ta. Để có thể tận dụng tốt cơ hội hợp tác lâu dài và hiệu quả với các công ty, tập đoàn đa quốc gia này, một trong những điều đầu tiên mà doanh nghiệp Việt cần làm là vượt qua rào cản ngôn ngữ.

Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh - dịch vụ chuyên sâu của Vietlanguages sẽ giúp quý khách tháo gỡ khúc mắc này một cách dễ dàng với đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Trước đây, chúng tôi mời các sinh viên, cán bộ người Anh, Mỹ hợp tác với đội ngũ nhân sự người Việt Nam để đảm bảo bản dịch tiếng Việt sang tiếng Anh có chất lượng cao nhất, văn phong chuyên nghiệp nhất. Qua thời gian cộng tác với các chuyên gia người nước ngoài này, đội ngũ biên dịch viên của Vietlanguages đã học hỏi và nắm bắt rất nhanh kinh nghiệm cũng như văn phong của các đối tác bản xứ. Để giờ đây, chúng tôi hoàn toàn tự tin và đủ khả năng cung cấp cho quý khách dịch vụ Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh chuyên nghiệp nhất.

Dịch vụ Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh
Dịch vụ Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh

Dù quý khách là bất kỳ ai, các bạn sinh viên cần làm luận văn, báo cáo đề tài bằng tiếng Anh, các công ty tư nhân, tập đoàn nhà nước muốn soạn các bộ hồ sơ thầu, báo cáo tài chính, soạn hợp đồng kinh tế … bằng tiếng Anh, dịch văn bản tiếng Anh xin đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi. Dịch vụ Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh của Vietlanguages chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách.

Nếu quý khách có bất kỳ thắc nào mắc hay muốn tham khảo, cần tư vấn về dịch vụ Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh bao gồm chuyên môn, kỹ năng và chi phí dịch vụ, xin hãy vui lòng liên hệ với Vietlanguages bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào, Vietlanguages luôn sẵng sàng đáp ứng và chia sẻ với Quý khách. Thành công của Quý khách chính là thành công của Vietlanguages . “Luôn đề cao chất lượng, luôn làm hài lòng khách hàng” chính là triết lý kinh doanh mà Dịch thuật Vietlanguages luôn theo đuổi trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của công ty. Triết lý này đã giúp chúng tôi thỏa mãn và hài lòng tất cả những khách hàng đã đặt niềm tin vào chúng tôi.

Dịch vụ Dịch tiếng Việt sang tiếng Anh chắc chắn sẽ mang đến thành công và sự hài lòng cho quý khách!

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Dịch thuật và cơ hội việc làm cho sinh viên ngoại ngữ

Dịch thuật là một lĩnh vực đang phát triển với tốc độ nhanh chóng tại Việt Nam. Trong đời sống xã hội hiện đại, ngành dịch vụ dịch thuật là một lĩnh vực không thể thiếu trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới. Và chính nhờ vào sự phát triển của ngành dịch thuật nên đây là điều kiện tạo việc làm cho các sinh viên làm trong ngành dịch thuật.

Dịch vụ dịch thuật


Dịch vụ dịch thuật tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ

Dịch thuật là một hoạt động chuyển ngữ một câu, đoạn văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, mà không làm thay đổi nội dung chính của văn bản. Trong công cuộc xã hội hóa, hiện đại hóa, từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội. Các hoạt động kinh doanh, du lịch, học tập, .... ngày càng có nhu cầu cao. Vì vậy, đây cũng chính là một điều kiện tiền đề để ngành dịch thuật phát triển một cách thuận lợi.

Ngành dịch thuật tại Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển, bởi các bạn trẻ hiện nay đều có điều kiện để tiếp xúc với nhiều thông tin hơn, có điều kiện thuận lợi để phát triển trình độ chuyên môn. Vì vậy, nếu được quan tâm và đầu tư hơn nữa thì chắc chắn ngành dịch thuật của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa với cùng với sự phát triển đi lên của đất nước.

Cơ hội việc làm ngành dịch thuật được mở rộng


Dịch vụ dịch thuật tại Việt Nam với sự xuất hiện của nhiều công ty dịch thuật đã và đang tạo cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên học ngoại ngữ. Bởi đối với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các mối quan hệ - hợp tác giữa các quốc gia thì ngành dịch vụ dịch thuật trở nên cần thiết hơn cả. Do đó, dịch thuật viên có thể làm việc trong các công ty dịch thuật, văn phòng dịch thuật, các bộ ban ngành của nhà nước, các công ty truyền thông, công ty du lịch, tòa soạn báo chí, tạp chí,.....

Cơ hội việc làm cho các sinh viên học ngoại ngữ trong ngành dịch thuật

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đi theo đó là sự mở rộng quy mô kinh doanh của các công ty, văn phòng dịch thuật ngày càng nhiều hơn nữa. Từ đó đã tạo điều kiện để các công ty dịch thuật mở rộng đội ngũ nhân viên hơn nữa.

Tuy nhiên, để làm công việc dịch thuật, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên không chỉ học giỏi và thành thạo ngoại ngữ, mà việc tìm hiểu về các lĩnh vực và đời sống xã hội là một việc làm rất cần thiết. Ngoài ra, các thuật ngữ chuyên ngành liên quan, cùng với đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng phải dần được nâng cao qua từng bản dịch để có được nhiều kinh nghiệm dịch thuật hơn nữa.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Một số lưu ý khi lựa chọn công ty dịch thuật

Hiện nay trên thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều công ty dịch thuật với quy mô lớn, nhỏ đều đầy đủ. Với nhu cầu sử dụng dịch vụ dịch thuật ngày càng nhiều, nên việc cho ra đời các công ty, văn phòng dịch thuật cũng là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu như khách hàng không tìm hiểu kỹ về những đơn vị dịch thuật đó mà đã vội vàng giao tài liệu dịch cho mình thì bạn sẽ có thể chịu những rủi ro rất cao. Vì vậy, việc lựa chọn một công ty để tiến hành dịch thuật tài liệu cho mình là một vấn đề mà bạn nên quan tâm hơn cả.

Nên thuê dịch vụ dịch thuật đúng chuyên ngành


Bạn nên lựa chọn dịch vụ dịch thuật đúng chuyên ngành

Nên lựa chọn người dịch có cùng chuyên môn với nội dung tài liệu mà bạn cần dịch, người dịch thuật cũng cần sử dụng ngôn ngữ cần dịch một cách nhuần nhuyễn. Chẳng hạn, bạn muốn dịch thuật tài liệu CNTT mà lại đi thuê một người dịch thuật về các loại tài liệu y dược thì họ sẽ không thể trình bày đầy đủ và chính xác loại tài liệu của bạn. Do đó, dịch thuật đúng chuyên ngành, lĩnh vực và trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc và sử dụng thành thạo các thuật ngữ chuyên ngành là một điều rất cần thiết.

Thuê dịch vụ dịch thuật có kinh nghiệm


Một công ty dịch thuật có kinh nghiệm nhiều năm sẽ cho chất lượng bản dịch tốt hơn

Công ty dịch thuật hay văn phòng dịch thuật mà bạn thuê cần phải có kinh nghiệm hoạt động trong một thời gian nhất định. Nếu bạn muốn có một bản dịch được trình bày mang tính chất quyết định, bạn cần thuê một dịch vụ dịch thuật có uy tín và kinh nghiệm. Dịch thuật có kinh nghiệm sẽ trình bày nội dung của bản dịch đầy đủ các yếu tố chân - thiện - mỹ. Còn nếu như bạn vô tình thuê một người mới chân ướt chân ráo vào nghề dịch thuật thì bài dịch của bạn sẽ phải được kiểm duyệt, chỉnh sửa hoặc định dạng lại sao cho giống với bản gốc. Như vậy sẽ làm bạn mất rất nhiều thời gian và phí tổn công sức.

Nên hỏi càng nhiều câu hỏi càng tốt


Bạn đang là người đi thuê dịch vụ dịch thuật, cho nên việc bạn đưa ra nhiều câu hỏi để đảm bảo cho chất lương của bản dịch luôn ở mức cao nhất, đây là lẽ đương nhiên.  Đưa ra những câu hỏi thích hợp để có thể đảm bảo rằng bạn đã giao phó tài liệu quan trọng đến đúng người hoặc người ta sẽ không hiểu sai và đáp ứng toàn bộ yêu cầu của bạn.

Khi quyết định lựa chọn một công ty dịch thuật, bạn cần đưa ra nhiều câu hỏi để đảm bảo chất lượng dịch thuật

3 điểm trên chính là những lưu ý mà người sử dụng dịch vụ dịch thuật tại các công ty dịch thuật cần đảm bảo rằng mình sẽ phải thực hiện đầy đủ. Như vậy, bạn mới có thể có một bản dịch tốt và công việc tiến triển tốt.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Một góc nhìn khác về đội ngũ dịch thuật viên

Ngành dịch vụ dịch thuật tại Việt Nam đang có nhiều vấn đề cần phải được ưu tiên đầu tư và phát triển hơn nữa, nhưng chúng ta không thể phủ nhận, các nhà cung cấp dịch vụ dịch thuật đang ngày càng có những bước tiến khởi sắc để tạo nên một ngành dịch thuật phát triển sâu rộng, vươn ra trên toàn thế giới.

Ngành dịch thuật cần sự nhiệt huyết và có trách nhiệm


Ngành dịch vụ dịch thuật luôn đòi hỏi sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm của người dịch

Hầu hết mọi người đều có một suy nghĩ đơn giản rằng, hễ cứ ai biết ngoại ngữ, thống thạo sử dụng ngôn ngữ đó là họ có thể làm được công việc dịch thuật một cách dễ dàng. Nhưng như bạn biết đấy, cuộc sống không có điều gì là dễ dàng cả. Nhất là trong lĩnh vực dịch thuật, liên quan đến ngôn ngữ là liên quan đến cả một nền văn hóa, một phong cách ngữ nghĩa và cả những phong tục, tập quán của một quốc gia. Ngành dịch thuật đòi hỏi ở ứng viên kinh nghiệm, lòng nhiệt huyết, trách nhiệm đối với công việc. Tính chân thực, độ chuẩn xác nằm ở bản dịch mà khách hàng gửi gắm cả vào người dịch, nó liên quan đến cả một quá trình và kết quả thì ai cũng mong muốn là tốt nhất.

Thẩm quyền chứng thực


Sau khi dịch thuật xong, bản dịch sẽ được giao về cho Phòng Tư pháp chứng thực. Nhưng ở Phòng Tư pháp, đâu phải cán bộ nào cũng hoàn toàn thông thạo về ngôn ngữ, mà nếu có giỏi thì cũng chỉ là một vài thứ tiếng và chỉ trong một phạm vi nhất định, còn lại thì trình độ ngoại ngữ của mọi người ở đây đều là có hạn. Vì vậy, cán bộ ở Phòng Tư pháp chứng thì chứng vậy thôi chứ họ không biết chắc là bản dịch đó có thực sự là chất lượng hay không?

Một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền chứng thực của Phòng Tư pháp

Ngoài ra, còn có một điểm liên quan đến thẩm quyền chứng thực ở lãnh đạo Phòng Tư pháp, họ không thông thạo và thậm chí là không biết ngoại ngữ nhưng theo như luật định thì họ phải chứng. Do đó, để khắc phục được tình trạng như trên và hướng tới chuẩn hóa, đồng thời tạo ra cơ sở pháp lý hình thành đội ngũ dịch thuật chuyên nghiệp. Dự thảo nghị định quy định tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ hành nghề dịch thuật. Cụ thể là bạn phải có bằng cử nhân trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học và tương đương trở lên ở nước ngoài đối với ngôn ngữ cần dịch, đồng thời phải đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch tuyển dụng dịch thuật viên.

Vì vậy, để làm việc trong ngành dịch thuật, bạn phải rèn luyện khả năng ngoại ngữ của mình, đồng thời không ngừng trau dồi vốn am hiểu của mình về các lĩnh vực trong cuộc sống. Ngoài ra, vốn sống và kinh nghiệm của bản thân sẽ là những yếu tố đóng góp cho sự thành công của bạn trong ngành dịch thuật.

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

4 bước để học thành thạo ngữ pháp tiếng Trung

Hiện nay, ngành dịch vụ dịch thuật đang cần rất nhiều đội ngũ nhân lực có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, nhất là dịch thuật tiếng Trung Quốc. Do đó, nhiều người càng muốn học tiếng Trung Quốc để tìm hiểu về văn hóa của đất nước có truyền thống lịch sử từ hàng ngàn năm. Sau đây là 4 bước để có thể học thành thạo ngữ pháp tiếng Trung Quốc và nó là chìa khóa để bạn có thể nhanh chóng sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc. Ngữ pháp Trung Quốc được coi là dễ dàng hơn tiếng Anh, nó thực sự rất đơn giản và dễ hiểu.

Để làm việc trong ngành dịch vụ dịch thuật tiếng Trung, bạn phải sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc

Nếu bạn muốn tìm hiểu tất cả về những hiện tượng ngữ pháp của từng người một, bạn sẽ không bao giờ có kết quả rõ ràng. Nhưng bạn không được quên rằng mục tiêu của việc học ngữ pháp là phải hiểu câu và bài viết, không học ngữ pháp riêng biệt mà phải học và thực hành nó, người bản ngữ thường biết rất ít về ngữ pháp ngôn ngữ của họ.

Vậy tại sao lại học ngữ pháp? Bởi vì người bản ngữ học tiếng Trung Quốc bằng cách đắm mình vào môi trường ngôn ngữ đó từ thời thơ ấu, bằng cách hình thành ý thức ngôn ngữ trong một môi trường ngôn ngữ. Nhưng đối với những người không phải là người bản xứ, ngữ pháp là cách nhanh chóng mà bạn có thể học ngôn ngữ của chính họ, bởi ngữ pháp là một bản tóm tắt và bản chất của một ngôn ngữ, nó là công thức mà bạn có thể làm cho câu không giới hạn với các từ hạn chế học tiếng Trung.

Chú ý rằng công thức không phải là quá khó khăn, và phần cốt lõi của văn phạm thực sự là một phần nhỏ. Những “cụm từ”, “thành ngữ tiếng trung“, “tiếng lóng” và biểu hiện khác thường gì là cứng.

Không có các thì cho động từ, một động từ chỉ có một hình thức. Ngữ pháp tiếng Trung không có các thì và mỗi động từ chỉ có một hình thức. Không có vấn đề gì từ hay một đại từ mà bạn sử dụng, hình thức của động từ vẫn có giữ nguyên. Ví dụ: Tôi đi học – 我 去 学校, tôi đi học ngày hôm qua – 我 昨天 去 了 学校

Không có hình thức số nhiều cho danh từ và đại từ – Hình thành một số nhiều, chỉ cần thêm một số ký tự (ví dụ 们, nam giới). Ví dụ, tôi học tiếng Trung – 我 学 中文; Chúng tôi học tiếng Trung – 我们 学 中文.

Không có hình thức so sánh bậc nhất hoặc cho tính từ – Có cũng không có lo lắng về những thay đổi tính từ để so sánh hay bậc nhất. Ký tự bổ sung sẽ được sử dụng để diễn tả những khái niệm. Ví dụ: nhỏ – 小 的; nhỏ hơn – 较小 的

Học thành ngữ tiếng trung


“Một nhân vật từ” và “đa nhân vật từ” trong tiếng Trung Quốc – Trong khi chỉ có ba từ tiếng Anh một chữ, một, tôi và O, một biểu tượng từ Trung Quốc là phổ biến. Ví dụ, nhân vật 天 có nghĩa là ngày hay bầu trời, biểu tượng 空 có nghĩa là trống rỗng, trong English. Combination của hai hoặc nhiều ký tự mang lại một từ mới. Ví dụ, có nghĩa là bầu trời 天空 bằng tiếng Anh. Bởi vì các nhân vật Trung Quốc thường không có không gian giữa mỗi khác, ngoại trừ khi có dấu chấm câu, trước tiên bạn phải có khả năng xác định và hiểu những “từ nhiều nhân vật” khi đọc để hiểu được toàn bộ câu và bài viết.

Cụm từ và nhóm có ý nghĩa (important!) – Sự kết hợp của hai hoặc nhiều từ có thể hình thành một giai đoạn, một thành ngữ hoặc một “nhóm ý nghĩa” đó là một điểm khó khăn nhưng quan trọng trong việc học của Trung Quốc. Bởi vì các nhân vật Trung Quốc thường không có không gian giữa mỗi khác, ngoại trừ khi có dấu chấm câu, trước tiên bạn phải có khả năng xác định và hiểu những “giai đoạn”, “thành ngữ” và “nhóm cảm giác” khi đọc để hiểu được toàn bộ câu và bài viết.

Học ngữ pháp tiếng Trung không hề khó khăn như bạn nghĩ

Cú pháp tiếng Trung Quốc


“Lời Đặt hàng” và “Cấu trúc câu” (quan trọng, quan trọng để hiểu được câu Trung Quốc!) Giống như tiếng Anh, thứ tự từ trong cú pháp Trung Quốc là chủ đề động từ đối tượng. Ví dụ, 我 学 英文 (tôi học tiếng Anh) sau chính xác thứ tự như trong tiếng Anh.

Một câu có thể được chia thành các phần khác nhau. Các yếu tố câu là các bộ phận có vai trò ngữ pháp khác nhau trong một câu. Các yếu tố cốt lõi là câu chủ đề, vị ngữ, đối tượng (giống như những người trong tiếng Anh); yếu tố khác đi kèm danh từ, động từ và câu: tính từ thuộc, phó từ, Bổ sung.
Tiêu đề (Danh từ), vị ngữ (động từ), đối tượng (Danh từ) – Hầu hết các đối tượng là lúc bắt đầu của một câu tiếp theo là phần vị, đó là chủ đề của một tuyên bố. Ví dụ: 我 爱 读书 (Tôi thích đọc sách) – 我 là chủ đề trong câu này. Phần vị là phần mà các tiểu bang đề tài này. Trong các câu sau đây, phần gạch dưới là vị.

Tính từ thuộc (Các dấu hiệu là “的”) – tính từ thuộc được sử dụng để sửa đổi một danh từ hoặc một cụm từ nounal thường được làm đối tượng hoặc đối tượng trong một câu Tại Trung Quốc, “的” là dấu hiệu của tính từ thuộc Ví dụ:.南京 是 一座 美丽 的 城市 (Nam Kinh là một thành phố xinh đẹp) – 美丽 的 là một tính từ thuộc để mô tả đối tượng 城市 (thành phố).

Phó từ (Các dấu hiệu là “地”) -. Phó từ là yếu tố sửa đổi trước khi một động từ (Thông thường các vị), hoặc trong một số trường hợp, vào lúc bắt đầu của một câu trong tiếng Trung Quốc, “地” là dấu hiệu của tính từ thuộc. Ví dụ: 他 迅速 地 离开 了 (ông rời một cách nhanh chóng) – 迅速 地 (nhanh) là phó từ trong câu này để thay đổi vị 离开 (bên trái).

Bổ sung (Các dấu hiệu là “得”) – Bổ sung là yếu tố mô tả bổ sung sau một cụm từ bằng lời nói hoặc tính từ Ví dụ: 她 的 英文 说 得好 (Cô ấy nói tiếng Anh tốt) – 好 (cũng) là yếu tố bổ sung để mô tả. động từ 说 (nói).

Động từ quan trọng


Hạt “着” là hậu tố để một động từ để chỉ các khía cạnh liên tục của một hành động. Ví dụ: 足球赛 进行 着 (trò chơi bóng đá được tiến hành)

Hạt “已” là hậu tố để một động từ để nhấn mạnh một hành động trong quá khứ hoàn thành. Ví dụ: 我 已 读完 书 (. Tôi đọc xong một cuốn sách), 她 已 走 了 (Cô rời)

Hạt “了” được thêm vào sau động từ để nhấn mạnh một hành động trong quá khứ hoàn thành. Ví dụ: 我 读完 了 书 (. Tôi đọc xong một cuốn sách), 她 走 了 (Cô rời)

Hạt “过” là hậu tố để một động từ cho những điều đã xảy ra một số thời gian trong quá khứ không xác định. Ví dụ: 我 去过 北京 (Tôi đã đến Bắc Kinh), 我 读过 这 本书 (Tôi đã đọc cuốn sách này).
Động từ 要 hoặc 想 (muốn) có thể được sử dụng để chỉ tương lai. Ví dụ, 她 想 学 中文 (Cô ấy muốn học tiếng Trung Quốc)

Tìm hiểu về tiếng Việt mẹ đẻ

Không chỉ riêng những người làm trong ngành dịch vụ dịch thuật mới phải giỏi cả tiếng Việt mẹ đẻ và tiếng nước ngoài. Bạn sinh ra đã là một người Việt Nam, vậy đã có khi nào bạn tự hỏi mình rằng: mình đã thực sự am hiểu tiếng Việt chưa?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam, 85% người Kinh sử dụng tiếng Việt là   tiếng mẹ đẻ và là ngôn ngữ thứ của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam, đồng thời là của 4 triệu người định cư ở nước ngoài. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế đặt mã 2 chữ cái cho tiếng Việt là VI (tiêu chuẩn ISO 639-1) và VIE (tiêu chuẩn ISO 639-2).

Lịch sử phát triển tiếng Việt


Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc và gần 800 năm các triều đại phong kiến Việt Nam, chữ Hán (chữ Nho) đã trở thành chữ viết Quốc gia. Chữ Hán là một dạng chữ tượng hình, ra đời từ rất sớm khoảng 1800 TCN do An Dương đời nhà Thương tạo dựng nên.

Dọ chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa Trung Hoa. Trong thời kỳ này, Trung Quốc là một quốc gia phát triển mạnh nhất châu Á, có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia xung quanh, vì vậy mà các nước đều coi trọng và phổ biến chữ Hán. Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam trong thời gian này cũng chú trọng phát triển một hệ ngôn ngữ riêng cho dân tộc – đó chính là chữ Nôm.

Chữ viết của Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nền văn hóa Trung Quốc

Về cơ bản, chữ Nôm dựa trên quy tắc của chữ Hán. Dựa vào chữ Hán, chữ Nôm được cấu tạo bằng 5 cách khác nhau, dựa trên 3 yếu tố là hình – âm – nghĩa: mượn cả âm và nghĩa của chữ Hán, mượn nghĩa của chữ Hán chữ không mượn âm, mượn âm chữ Hán chứ không mượn nghĩa. Ghép 2 chữ Hán với nhau, thêm nét và thêm chữ Hán, thêm nét ở phía trên, bên cạnh để chỉ một chữ có âm khác biệt, bớt nét các chữ Hán, đổi luôn cả âm và nghĩa. Vào năm 1789, vua Quang Trung đã chính thức chọn chữ Nôm là chính thức trong ngôn ngữ hành chính.

Ảnh minh họa trang đầu của cuốn Phép giảng tám ngày in năm 1651. Bên trái là chữ Latin, bên phải là chữ Quốc Ngữ

Từ thế kỷ 15 – 18, các nước phương Tây đẩy mạnh cuộc xâm lược thuộc địa tại các nước châu Á, Phi và Mỹ Latin nhằm biến những quốc gia này thành nơi cung cấp nguyên vật liệu, nhân công rẻ mạt, thị trường tiêu thụ hàng hóa và làm giàu cho “chính quốc”. Hình thức phổ biến nhất là truyền Đạo vào các quốc gia này, tăng cường sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, giao thương và cuối cùng là sử dụng vũ lực để xâm lược.

Tại Việt Nam, các nhà truyền đạo của phương Tây nhận thấy, họ có thể sử dụng chữ Hán và chữ Nôm phục vụ cho công tác truyền đạo, bởi 2 ngôn ngữ này rất khó học, nó chỉ áp dụng cho tầng lớp nhà giàu và quý tộc, trong khi đó đối tượng mà họ nhắm đến là tầng lớp dân cư nghèo khổ, vốn bất mãn với chế độ triều đình mục nát. Năm 1651, hai giáo sĩ người Ý là Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa sau nhiều năm nghiên cứu và công tác tại Việt Nam, đã xuất bản cuốn Từ điển Việt-Bồ-La và ngữ pháp tiếng An Nam tại Roma gọi là chữ Việt ngữ, tại Việt Nam được dùng phổ biến với tên chữ Quốc ngữ, quy tắc là sử dụng chữ cái Latin ghi âm tiếng Việt.

Ảnh trang bìa cuốn Việt - Bồ - Latin xuất bản năm 1651

Trong thời kỳ Pháp thuộc, chữ Quốc ngữ chịu ảnh hưởng từ một số thuật ngữ mới, từ ngữ mới của phương Tây, mà chủ yếu là tiếng Pháp như phanh, lốp, găng,…. Và tiếng Hàn như chính đảng, kinh tế, giai cấp, bán kính,… Năm 1865, tờ báo Gia Định là tờ báo đầu tiên tại Việt Nam phát hành chữ quốc ngữ. Những nhà yêu nước như cụ Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh là những người đi tiên phong trong việc thúc đẩy toàn dân học chữ quốc ngữ và điều này đã góp phần cho sự phát triển và phổ biến trong ngày nay. Do đó, văn học chữ Quốc ngữ thời kỳ này phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, được gọi là nền văn học trước Cách mạng Tháng Tám, tiêu biểu đó chính là Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử,… Và bắt đầu từ năm 1945, chữ Quốc ngữ là ngôn ngữ chính thức được sử dụng rộng rãi trong các ngành và lĩnh vực trên toàn quốc.

Đặc điểm


Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam

- Ngữ âm: tiếng Việt có một đơn vị đặc biệt được gọi là “tiếng”. Về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết. Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú và có tính cân đối, tạo ra tiềm nằng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa. Nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc. Khi tạo câu, tạo lời thì người Việt rất chú ý đến sự hài hòa về ngữ âm, nhạc điệu của câu văn.

- Từ vựng: mỗi một tiếng là một yếu tố có nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để phân biệt định danh, hiện tượng,… chủ yếu là nhờ vào phương thức ghép và phương thức láy.

- Ngữ pháp:  từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm này sẽ chi phối trực tiếp đến các đặc điểm ngữ pháp. Khi kết hợp từ thành các kết cấu như ngữ, câu, tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ.


Tiếng Việt ngày nay đã trở nên phổ biến, đa dạng hơn bởi với xu hướng hội nhập quốc tế. Sự kết hợp một cách hợp lý giữa các từ ngữ Anh – Việt đã tạo nên tính hiện đại cho tiếng Việt. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ dịch thuật đang tăng cao do có sự hợp tác giữa các quốc gia ngày càng nhiều. Thông qua dịch thuật, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về nét đẹp của tiếng Việt.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Phương pháp dịch thuật trong thực tế



Dịch vụ dịch thuật là một ngành nghề đang được đầu tư và phát triển, với nguồn lợi nhuận hàng năm mà ngành này mang lại, nó hứa hẹn cả một tương lai phía trước cho đội ngũ các dịch thuật viên mới vào nghề. Tuy nhiên, để có một bản dịch hay và chính xác với nội dung gốc, bạn sẽ phải vượt qua rất nhiều gian nan và thử thách. Dưới đây sẽ là một vài kinh nghiệm liên quan đến nghề dịch thuật dành cho các bạn mới vào nghề, nó sẽ thực sự có ích cho bạn khi đang làm việc trong một dịch vụ dịch thuật đấy nhé.

Dịch thuật trong thực tế

Những người mới vào nghề dịch thuật chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ gặp phải nhiều khó khăn

Không chỉ là các ngành khoa học khác, trong lĩnh vực dịch vụ dịch thuật cũng cần đến sự chính xác từng câu, từng chữ, chỉ với một sai lầm nhỏ có thể gây ra những thiệt hại không thể lường trước được. Những bạn sinh viên mới ra trường, do còn quá ít kinh nghiệm nên sẽ rất dễ mắc phải một số lỗi dịch thuật cơ bản. Nhưng trong thực tế, ngành dịch thuật đòi hỏi người dịch phải có khả năng sử dụng từ ngữ một cách linh hoạt nhất, sự sáng tạo luôn đi cùng với sự tinh tế và tính tỉ mỉ trong cách chuyển ngữ.

Những chú ý trong dịch thuật bạn cần biết

 

Một số lưu ý trong dịch thuật mà bạn cần biết


+ Khi nhận dịch thuật một dự án thuộc chuyên ngành, lĩnh vực nào đó bạn cần phải thật am hiểu và có kinh nghiệm dịch thuật về lĩnh vực đó, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng trong quá trình dịch, bởi chất lượng của công việc sẽ ở mức cao nhất khi bạn dịch đúng chuyên ngành.

+ Trước khi nhận dịch một lĩnh vực mới mẻ, bạn cần nắm được những kiến thức rõ ràng, hiểu đúng ý đồ của tác giả, sử dụng đúng từ ngữ trong từng ngữ cảnh khác nhau. Trước khi dịch chính thức, bạn nên dịch thử vài trang rồi cho khách hàng xem trước nhé.

+ Đối với những ai làm dịch thuật tại chỗ tự do mà không làm cho một công ty dịch thuật nào cả, sẽ có rất nhiều nơi làm việc để bạn có thể tiếp cận với khách hàng và phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Kinh nghiệm dịch thuật


Quan trọng nhất là bạn sẽ không nhận những dự án nằm ngoài khả năng của mình. Nếu bạn thành thật và từ chối dự án này với khách hàng, họ có thể đánh giá cao tính trung thực của bạn.

Một số kinh nghiệm khi làm việc trong ngành dịch vụ dịch thuật

Bạn nên hợp tác với các chuyên gia dịch thuật, liên hệ với những người làm cùng ngành nghề để phát triển thêm các kỹ năng chuyên môn. Ngoài ra, nên học hỏi những người dịch thuật đi trước để có kinh nghiệm ứng phó với những sai lầm không đáng có. Hãy sử dụng tối đa những kinh nghiệm của các thế hệ đi trước để công việc dịch thuật đạt hiệu quả cao.

Thêm nữa, bạn phải chắc chắn rằng mình có đặt được câu hỏi với khách hàng hay không? Việc đặt câu hỏi sẽ cho bạn một cái nhìn toàn diện. Để có một bản dịch tốt, bạn cần nắm rõ các yêu cầu của khách hàng họ muốn gì, cần gì?

Bạn phải đảm bảo hoàn toàn tuân thủ theo phong cách của bản gốc mà khách hàng đưa ra. Cho dù chỉ là một chi tiết hài hước, câu nói cửa miệng nào đó,…. Bạn cần dịch được ý nghĩa của từ ngữ chứ không đơn thuần là chỉ dịch nghĩa của từ, do đó bạn cần phải nhờ đến sự trợ giúp của người bản xứ hoặc các chuyên gia dịch thuật để giúp bạn chỉnh sửa lại nội dung trước khi bàn giao liệu cho khách hàng.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

5 quy tắc Nói một ngoại ngữ mà bạn cần biết

Để nói một thứ tiếng mới một cách trôi chảy và giống với người bản ngữ, bạn sẽ phải mất một thời gian khá dài để tập làm quen và nói thành thục ngoại ngữ đấy. Để trở thành một dịch thuật viên trong ngành dịch vụ dịch thuật, bạn phải trau dồi kiến thức về thứ tiếng mà bạn đang học thật nhiều và thành thạo khi nói thứ tiếng đó. Sau đây là 5 quy tắc để bạn nói thành thạo một ngoại ngữ.

1. Không học ngữ pháp

 
Để học tốt một ngoại ngữ thì bạn cần đưa ra phương án hợp lý và hiệu quả 

Nghe có vẻ rất lạ, nhưng đó là một trong những quy tắc quan trọng nhất. Nếu bạn vượt qua được kỳ thi kiểm tra thì phải học ngữ pháp, còn nếu bạn muốn nói thành thạo trong tiếng Anh thì bạn không học ngữ pháp.

Việc học ngữ pháp sẽ làm bạn bị rối và chậm chạp. Bạn sẽ phải vắt óc suy nghĩ về các quy tắc khi tạo câu thay vì nói một câu một cách tự nhiên như người bản địa. Bạn nên biết rằng, chỉ có một số ít người bản địa nói tiếng Anh biết nhiều hơn 20% tất cả các quy tắc ngữ pháp. Thậm chí các sinh viên còn biết nhiều hơn người bản ngữ.

2. Tìm hiểu và nghiên cứu "cụm từ"

 

Nhiều sinh viên chỉ cố gắng học thật nhiều, thật nhiều từ vựng để kết hợp nhiều từ với nhau và tạo thành câu có nghĩa. Nhưng sự thật không phải là như vậy, vì họ không học các Cụm từ.

Nghiên cứu nhiều tài liệu để có thể học tốt ngoại ngữ


Nếu bạn biết 1000 từ, bạn sẽ có khả năng nói đúng 1 câu. Nhưng nếu bạn biết 1 Cụm từ, bạn có thể nói đúng hàng trăm câu. Và nếu  bạn biết 100 Cụm từ thì hẳn rằn bạn sẽ rất ngạc nhiên vì trình độ nói của mình đấy. Cuối cùng, nếu bạn biết khoảng 1000 cụm từ thì trình nói tiếng Anh của bạn sẽ như người bản địa.

Phần Luyện nói tiếng Anh căn bản là một ví dụ điển hình của việc sử dụng một Cụm từ mà có thể tạo ra rất nhiều câu. Vì vậy, bạn không nên phí thời gian để học những từ vựng riêng lẻ. Thay vào đó hãy sử dụng thời gian đó để học cụm từ và bạn sẽ lên trình tiếng Anh của mình một cách nhanh chóng.

Đừng dịch


Khi bạn muốn tạo ra một câu tiếng Anh, đừng dịch những từ đó ra tiếng Việt vội. Thứ tự của các từ có thể khác nhau hoàn toàn và bạn sẽ bị chậm và sai nếu bạn làm vậy. Thay vào đó, bạn hãy học các Cụm từ và câu nói vì thế bạn sẽ không phải suy nghĩ về từ khi bạn nói.

Một vấn đề nữa là bạn sẽ cố gắng kết hợp chặt chữ luật ngữ pháp khi dịch. Dịch và suy nghĩ về ngữ pháp để tạo thành 1 câu tiếng Anh là không được và bạn nên tránh làm điều này.

3. Đọc và Nghe là CHƯA ĐỦ. Luyện tập, luyện tập và luyện tập


Đọc - nghe và nói là những kỹ năng quan trọng nhất của tất cả các ngôn ngữ. Điều đó cũng luôn đúng với công việc dịch thuật tiếng Anh.  Tuy nhiên, kỹ năng nói là yêu cầu cơ bản nhất để thành tạo tiếng Anh. Điều đó rất bình thường khi mà trẻ con được học nói trước, sau đó mới bắt đầu đọc và viết. Vì vậy, thứ tự để học một ngoại ngữ mới là: nghe - nói - đọc - viết.

Vấn đề đầu tiên


Một số trường học trên thế giới thường dạy học sinh học đọc trước, viết sau, sau nữa là nghe và cuối cùng là nói. Mặc dù nó có hơi ngược đời, nhưng nguyên nhân chính là bởi vì khi bạn học một ngôn ngữ thứ 2, bạn cần phải đọc tài liệu để hiểu nó. Vì vậy, thứ tự này mới bị đảo lộn.

Để làm việc trong môi trường của một dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp, từ giờ bạn hãy học giỏi một ngoại ngữ ngoài tiếng Việt

 

Vấn đề thứ hai

 

Việc luyện tập nhiêu sẽ khiến bạn nhanh chóng có thể đọc và nghe. Nhưng để nói thông thạo thì bạn cần luyện tập nói. Không nên chỉ nghe không, bạn hãy nói to lên những gì mà bạn đang nghe và luyện tập những gì mà bạn đã nghe, nói thật nhiều cho đến khi miệng và não của bạn có thể nói chung mà không hề tốn một chút sức lực nào. Với cách này, khả năng nói tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện rõ rệt.

4. “Tiếng Anh hóa” bạn

 

 Việc nói thành thạo một ngoại ngữ không liên quan gì tới việc bạn có thông minh hay không? Mọi người đều có thể nói bất kỳ một ngôn ngữ nào. Trên thế giới, ai cũng có thể nói được ít nhất một ngôn ngữ, dù bạn có thông minh hay không thì bạn vẫn có thể nói được 1 thứ tiếng.

Bạn hãy chú ý, nhiều người nói tiếng Anh giỏi là những người đã học ở trường chuyên đào tạo tiếng Anh. Họ có thể nói lưu loát không phải vì họ đến một ngôi trường dạy nói tiếng Anh, mà vì ở đó có môi trường tiếng Anh và họ lúc nào cũng được sử dụng để nói chuyện với những người xung quanh.

Cũng có nhiều người đi du học và học được rất ít, bởi vì lúc họ đến trường dạy nói Tiếng Anh, nhưng họ chỉ gặp được bạn bè từ đất nước của họ và họ không luyện tập Tiếng Anh.

Bạn không cần phải đi đến một nơi nào đó để trở thành một người nói tiếng Anh giỏi. Bạn chỉ cần làm cho bạn bị bao phủ bởi tiếng Anh. Bạn có thể thảo luận với bạn bè, có thể luôn mang theo một chiếc iPod và nghe các câu tiếng Anh. Ngay lập tức, bạn sẽ có một môi trường tiếng Anh và sẽ học được nhanh hơn gấp nhiều lần.

Hiện này có phần mềm TalkEnglish Offline Version. Với gói phần mềm này, bạn có thể sử dụng hơn 8000 file âm thanh để học tiếng Anh một cách thuận tiện nhất. Có hơn 13.5 giờ của các file âm thanh mà không thể truy cập được trên web. Tất cả các đoạn hội thoại và các câu đều có sẵn, vì thế ngay cả khi bạn không có những người bạn khác để học Tiếng Anh cùng, bạn vẫn có thể học một mình sử dụng máy nghe nhạc MP3 của bạn.

5. Học đúng tài liệu

 

 Một cụm từ không đúng là: “Practice makes perfect”. Nó không đúng.Bạn phải luyện tập, luyện tập và luyện tập. Nếu bạn luyện tập một câu sai, bạn sẽ luôn nói sai câu đó. Vì vậy, hãy chọn tài liệu đúng và chuẩn để học tiếng Anh.

Một vấn đề nữa là nhiều sinh viên học tiếng Anh bằng cách nghe thời sự. Tuy nhiên, ngôn ngữ mà họ nói trong đó trang trọng và nội dung mang tính chính trị hơn so với thường ngày. Hiểu những gì mà họ đang nói rất quan trọng, nhưng học những điều cơ bản của tiếng Anh còn quan trọng hơn nhiều.

Hãy chọn những cuốn tài liệu chuẩn để công việc học tập của bạn được hiệu quả


Học tiếng Anh với một người bạn không phải là người bản xứ đều có mặt lợi và mặt hại. Bạn nên cân nhắc giữa 2 điều này khi luyện nói với một người không phải là người bản xứ. Luyện tập với người không phải là người bản xứ thì bạn sẽ được luyện tập, đồng thời bạn sẽ có thêm động lực và chỉ ra được những lỗi sai.

Tuy nhiên, bạn có thể bắt chước những thói quen xấu của người khác, nếu bạn không chắc câu nào là đúng và câu nào sai. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian đó để tìm tài liệu chuẩn và học tập.

Tóm lại, không chỉ là học tiếng Anh mà còn tất cả các thứ tiếng nước ngoài khác. Sau này có thể bạn sẽ làm trong dịch vụ dịch thuật, phiên dịch,.... Những ngành này đòi hỏi các kỹ năng ngoại ngữ của bạn rất nhiều. Vì vậy, hãy chọn một phương pháp hợp lý và phù hợp trước khi quyết định lựa chọn học một ngoại ngữ nào đó bạn nhé.