Hiển thị các bài đăng có nhãn ngành dịch thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngành dịch thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Dịch thuật và cơ hội việc làm cho sinh viên ngoại ngữ

Dịch thuật là một lĩnh vực đang phát triển với tốc độ nhanh chóng tại Việt Nam. Trong đời sống xã hội hiện đại, ngành dịch vụ dịch thuật là một lĩnh vực không thể thiếu trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới. Và chính nhờ vào sự phát triển của ngành dịch thuật nên đây là điều kiện tạo việc làm cho các sinh viên làm trong ngành dịch thuật.

Dịch vụ dịch thuật


Dịch vụ dịch thuật tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ

Dịch thuật là một hoạt động chuyển ngữ một câu, đoạn văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, mà không làm thay đổi nội dung chính của văn bản. Trong công cuộc xã hội hóa, hiện đại hóa, từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội. Các hoạt động kinh doanh, du lịch, học tập, .... ngày càng có nhu cầu cao. Vì vậy, đây cũng chính là một điều kiện tiền đề để ngành dịch thuật phát triển một cách thuận lợi.

Ngành dịch thuật tại Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển, bởi các bạn trẻ hiện nay đều có điều kiện để tiếp xúc với nhiều thông tin hơn, có điều kiện thuận lợi để phát triển trình độ chuyên môn. Vì vậy, nếu được quan tâm và đầu tư hơn nữa thì chắc chắn ngành dịch thuật của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa với cùng với sự phát triển đi lên của đất nước.

Cơ hội việc làm ngành dịch thuật được mở rộng


Dịch vụ dịch thuật tại Việt Nam với sự xuất hiện của nhiều công ty dịch thuật đã và đang tạo cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên học ngoại ngữ. Bởi đối với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các mối quan hệ - hợp tác giữa các quốc gia thì ngành dịch vụ dịch thuật trở nên cần thiết hơn cả. Do đó, dịch thuật viên có thể làm việc trong các công ty dịch thuật, văn phòng dịch thuật, các bộ ban ngành của nhà nước, các công ty truyền thông, công ty du lịch, tòa soạn báo chí, tạp chí,.....

Cơ hội việc làm cho các sinh viên học ngoại ngữ trong ngành dịch thuật

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đi theo đó là sự mở rộng quy mô kinh doanh của các công ty, văn phòng dịch thuật ngày càng nhiều hơn nữa. Từ đó đã tạo điều kiện để các công ty dịch thuật mở rộng đội ngũ nhân viên hơn nữa.

Tuy nhiên, để làm công việc dịch thuật, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên không chỉ học giỏi và thành thạo ngoại ngữ, mà việc tìm hiểu về các lĩnh vực và đời sống xã hội là một việc làm rất cần thiết. Ngoài ra, các thuật ngữ chuyên ngành liên quan, cùng với đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng phải dần được nâng cao qua từng bản dịch để có được nhiều kinh nghiệm dịch thuật hơn nữa.

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Tìm hiểu về ngôn ngữ và ngôn ngữ giao tiếp

Ngôn ngữ là hệ thống dùng để giao thiệp hoặc suy luận cách biểu diễn, phép ẩn dụ và một loại ngữ pháp theo logic, mỗi cái đó sẽ bao hàm một tiêu chuẩn hoặc sự thật thuộc về lịch sử. Nhiều ngôn ngữ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu, chữ viết và truyền đạt khái niệm hoặc ý nghĩa gì đó.

Ngôn ngữ là phương tiện giúp con người hiểu nhau hơn



Ngôn ngữ là phương tiện duy nhất giúp con người hiểu nhau hơn

Ngôn ngữ lại được chia thành nhiều dạng khác nhau như ngôn ngữ nói hay còn được gọi là ngôn ngữ tâm lý, ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ máy tính, ngôn ngữ hình thức,....Và chúng ta sẽ bàn về ngôn ngữ giao nói của con người.

Điều kiện và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, họ văn minh và hiện đại hơn. Con người bắt đầu sống trong những cộng đồng, tổ chức lớn và dần dà cuộc sống đó trở nên phức tạp hơn, có nhiều kiến thức hơn buộc con người phải tìm hiểu và theo đó mà ngôn ngữ cũng trở nên phức tạp và ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Đến nay, chúng ta chưa thực sự hiểu được ngôn ngữ bắt đầu như thế nào. Có người cho rằng ngôn ngữ bắt đầu từ việc người ta gọi nhau một cách tự nhiên, người ta dùng nó để diễn đạt sự kinh ngạc, vui hoặc buồn của mình. Cũng có người cho rằng, ngôn ngữ bắt đầu từ việc người ta bắt chước những âm thanh trong thiên nhiên. Có thể là mỗi nhận định kể trên đều là một phần của nguồn gốc ngôn ngữ, nhưng nhận định nào chiếm một tỷ lệ bao nhiêu thì ta chưa biết.

Chúng ta chỉ biết rằng, tất cả mọi ngôn ngữ mà loài người trên thế giới sử dụng đều có thể truy tìm về cùng một nguồn gốc chung: Một ngôn ngữ ban đầu, từ đó đẻ ra nhiều ngôn ngữ khác. Loại ngôn ngữ ban đầu ấy cùng với tất cả những ngôn ngữ phát triển từ đó mà ra, gọi là “ngữ hệ”.

Ngành dịch thuật ra đời và phát triển


Ngôn ngữ phát triển kéo theo sự sự ra đời của ngành dịch thuật

Theo ước tính, trên thế giới có hơn 4000 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có 10 ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới và có thể được kể đến như: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả Rập, Ý, Tây Ban Nha. Và để các ngôn ngữ giao tiếp được với nhau, người ta sử dụng phương pháp dịch thuật để hiểu những gì mà người ta nói. Do đó mà ngành dịch thuật ra đời và phát triển theo với sự tiến bộ của ngôn ngữ.

Sự ra đời và phát triển của ngành dịch thuật đã mang đến cho thế giới sự phát triển về ngôn ngữ, giúp con người có thể hiểu nhau hơn. Do đó, công việc hợp tác và phát triển giữa các quốc gia sẽ có một bước phát triển mới sự hỗ trợ của ngành dịch thuật.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Ngôn ngữ nào phổ biến nhất tại Việt Nam?

Ngành dịch thuật tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, bằng chứng là đã có nhiều công ty dịch thuật ra đời. Do đó, xu hướng học ngoại ngữ của các bạn trẻ ngày càng cao. Thực ra thì xu hướng học ngoại ngữ đã có từ hàng chục năm trước, nhất là nước ta thực hiện công cuộc cải các, mở cửa và hội nhập quốc tế. Trong thời kỳ mà đất nước phân chia 2 miền, miền Bắc được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía Nga và Trung Quóc, nên đây là 2 ngôn ngữ bắt buộc phải sử dụng. 2 ngôn ngữ này chủ yếu dành cho các chuyên gia, du học sinh, các tầng lớp cán bộ, còn đa phần người dân bình thường thì không biết một chút gì về ngoại ngữ.

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến tại Việt Nam


Sử dụng thành thạo ngoại ngữ, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong ngành dịch thuật

Trong khi người dân ở miền Bắc không biết một chút gì về ngoại ngữ tại miền Nam, với vai trò là một nước phụ thuộc vào Mỹ, tiếng Anh lại có điều kiện phát triển và thịnh hành, nhiều công chức và nhân viên của chế độ Sài Gòn thành thạo tiếng Anh. Chính phủ Sài Gòn tạo điều kiện mở mang nhiều trung tâm đào tạo tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ những người có tiền mới đủ điều kiện theo họ, nhưng bề ngoài thì miền Nam có vẻ phát triển và hưng thịnh, nhưng thực tế thì đa phần dân cư sống dưới mức nghèo khổ, nhiều tệ nạn xã hội hoành hành. Nhưng nếu đem ra so sánh với ngày nay, số lượng công chức của chế độ Sài Gòn sử dụng ngoại ngữ thành thạo còn nhiều hơn các công chức của chính phủ. Ngay trong nội các chính phủ hiện nay, số lượng người sử dụng thành thạo tiếng Anh rất ít, chủ yếu là những người làm bên Bộ Ngoại giao là thành thạo tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác.

Sự phổ biến của tiếng Trung





Tiếng Trung Quốc là một ngôn ngữ phổ biến thứ 2 tại Việt Nam, bởi số lượng người Hoa sống ở sài Gòn, Bình Dương, Đà Nẵng ngày càng tăng lên cao và hình thành cộng đồng người Hoa lớn thứ 2 tại Viaajt Nam. Công động người Hoa nằm trong 54 dân tộc Việt Nam, họ đã sinh sống và định cư từ rất lâu ở Việt Nam, họ thông thạo song song 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Hoa. Không giống như người Hán - từ Trung Quốc sang làm việc tại Việt Nam, họ sống thành từng làng với nhau, nhưng không phải là người Hoa tại Việt Nam, mà chỉ là công nhân làm việc theo thời hạn.

Tiếng Trung là một ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại Việt Nam

Ngay nay, xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, do đó việc hiểu biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ thứ 2 sẽ giúp các bạn có sự chủ động hơn trong thời đại hội nhập, có cơ hội đến với việc làm trong ngành dịch thuật hoặc làm việc trong các cơ quan có sử dụng ngoại ngữ. Đồng thời, việc thông thạo nhiều ngoại ngữ sẽ giúp bạn nắm bắt được nhiều tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác nhau.