Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

4 phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả - Phần 1



Giao tiếp bằng tiếng Nhật Bản là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của những người làm phiên dịch hay của các bạn du học sinh tại Nhật. Học tốt tiếng Nhật tốt là một hành trang rất tuyệt vời để bạn có thể bước vào con đường trong ngành phiên dịch hoặc có thể đi du học tại Nhật một cách thuận lợi nhất.

Dưới đây là một số bí kíp giúp bạn có thể luyện tiếng Nhật hiệu quả.

1. Rèn cách phát âm


Phát âm là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình học tiếng Nhật Bản, nó quyết định đến việc bạn nói tiếng Nhật có chuẩn xác hay không? Phát âm sai không khác gì bạn nói sai chính tả, sẽ làm cho người nói chuyện với bạn nhầm lẫn hoặc không hiểu được bạn đang nói gì? Nếu thói quen phát âm sai diễn ra trong thời gian dài hoặc thầy cô dạy không chính xác sẽ khiến nhiều người học nhầm lẫn và phát âm sai.

Học cách phát âm tiếng Nhật chuẩn để tránh những sai sót sau này khi bạn làm việc trong ngành phiên dịch

Để điều chỉnh lại cách phát âm của mình, bạn có thể tham khảo phần phát âm được đính kèm với các bộ từ điển như Javidic, Lingoes, alc… hoặc tìm kiếm trên Youtube có rất nhiều video hướng dẫn cách đặt lưỡi, chỉnh môi… một cách trực quan, dễ hiểu, giúp bạn có thể “nói chuẩn tiếng Nhật như người bản địa”.Khi gặp mỗi từ mà bạn không chắc chắn về cách phát âm của từ đó, hãy kiểm tra cách phát âm của nó trong từ điển để đảm bảo rằng bạn sẽ phát âm hoàn toàn chính xác và tránh sai sót sau này.

2. Tự nói chuyện với mình


Quá trình học tiếng Nhật của bạn không tiến bộ chút nào, có thể là do bạn lười thực hành nó. Phần lớn là mọi người sợ nói sai, nói nhầm sẽ bị người khác cười. Với tâm lý tự thu mình lại, không chịu cho vốn kiến thức của mình có cơ hội được thể hiện, đến khi cần nói lại mãi mà chẳng nói được từ nào, bởi mức độ phản xạ vẫn ở mức rất thấp, bạn không thể giao tiếp trôi chảy được.

Tự nói chuyện một mình là một phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả


Để khắc phục được tình trạng bạn không muốn nói chuyện trực tiếp với người khác, bạn có thể tự nói chuyện với chính mình. Hãy tưởng tượng ra một đoạn hội thoại đơn giản, và bắt đầu đứng trước gương để tự nói chuyện. Sau đó, hãy thực hành với các đoạn hội thoại phức tạp hơn cho tới khi bạn có thể nói chuyện một cách tự nhiên nhất. Lúc mới đầu, có vẻ bạn sẽ không quen với cách nói chuyện một mình, nhưng theo thời gian bạn sẽ bắt được nhịp và quen thuộc với phương pháp này, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bản thân.

Phát âm chuẩn và giao tiếp bằng tiếng Nhật một cách tự nhiên là một trong những yếu tố đưa bạn tới thành công trong quá trình học tiếng Nhật. Ngành phiên dịch đòi hỏi bạn luôn phải cập nhật những kiến thức và trước hết là nền tảng tiếng Nhật phải thực sự thành thạo. Do đó, bạn cần rèn luyện các kỹ năng học tiếng Nhật của mình.

 (Còn tiếp)

Làm thế nào để nhớ từ vựng tiếng Trung hiệu quả?


Phương pháp nào để nhớ từ vựng tiếng Trung một cách hiệu quả? Nó không hề đơn giản như việc bạn học ngôn ngữ mẹ đẻ, bởi khi học tiếng mẹ đẻ thì xung quanh bạn là môi trường nói tiếng mẹ đẻ rất nhiều. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp giúp bạn học tiếng Trung một cách hiệu quả.

Bạn thử tưởng tượng rằng mình có thể nhớ từ vựng tiếng Trung một cách dễ dàng, đọc tiếng Trung một cách trôi chảy mà không cần nhìn phiên âm hoặc khi bạn phát âm tiếng Trung, bạn có thể nói một cách tự nhiên mà không hề bị nghẽn hay phải mất thời gian suy nghĩ. Và công việ của bạn chính là chọn ra phương pháp học tiếng Trung phù hợp và hiệu quả nhất đối với mình.

Đưa tiếng Trung vào cuộc sống hàng ngày 

 

Đưa tiếng Trung vào cuộc sống hàng ngày là một phương pháp học tiếng Trung khá hiệu quả
 

Để gắn liền tiếng Trung với cuộc sống hàng ngày thì bạn nên làm thế nào? Có rất nhiều phương pháp, ví dụ như:

+ Bạn có thể học tên của các vật dụng trong nhà bằng tiếng Trung và nói chúng trong lúc nấu ăn. Nghe có vẻ rất mơ hồ nhưng hiệu quả của phương pháp này sẽ rất rõ rệt nếu bạn làm đúng phương pháp.

+ Nghe - nói trước và học ngữ pháp sau. Hãy học nghe và học nói trước, hãy học thật nhiều chứ không nên cắm cúi vào cuốn sách ngữ pháp.

+ Đưa những gì mà bạn đã học được vào những thứ xung quanh, gần gũi với bạn nhất để nhớ lâu hơn.

(Ān): Ở trên là bộ miên => mái nhà mái che, Ở dưới là bộ nữ => nữ giới, con gái, đàn bà

(Ý nghĩa) =>Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “an” toàn.

Ví dụ: 安全 (Ānquán) – An Toàn

Hoặc nhìn con hổ để ngẫm về chữ Vương


Thường xuyên rèn luyện cả 4 kỹ năng để sử dụng thành thạo


+ Trong quá trình học tiếng Trung, bạn không nên quá cứng nhắc. Không được học rồi trả lời một cách máy móc, bạn cần áp dụng với nhiều tình huống khác nhau để tạo nên sự linh hoạt trong cách giao tiếp của bản thân.

Việc tạo ra phản ứng trả lời sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng vào các tình huống cụ thể để giúp bạn nhớ từ vựng lâu hơn. Nếu như nhắc lại một cách máy móc, không trở nên linh hoạt thì bạn sẽ trở nên thụ động và dễ quên khi bất ngờ gặp một tình huống mới.

Rèn luyện các kỹ năng là cách để học tiếng Trung hiệu quả

+ Thực tế và sách vở hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, muốn giỏi tiếng Trung thì bạn cần thực hành nhiều hơn. Hãy áp dụng chúng vào bất cứ tình huống nào hàng ngày để nắm vững kiến thức của bạn. Làm đi làm lại nhiều lần sẽ làm cho bạn nhớ từ vựng lâu hơn.

Ngoài ra, việc học trên giảng đường Đại học hoặc tại các Trung tâm dạy tiếng Trung lớn và có uy tín, các giảng viên sẽ đưa ra những phương pháp học tập phù hợp với bạn. Bên cạnh đó, ý thức bản thân về công việc học tập tiếng Trung là một trong những yếu tố quan trọng nhất mang bạn đi đến con đường thành công trong công việc học tiếng Trung Quốc.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Một số từ khó dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt



Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ phổ biến trên thế giới, là một ngôn ngữ dễ học, dễ học đối với những ai áp dụng đúng phương pháp, còn nếu như bạn áp dụng sai cách thì sẽ gây ra nhiều khó khăn và quá trình học không đạt hiệu quả.

Không riêng gì trong lĩnh vực dịch thuật hay lĩnh vực phiên dịch, mà nói chung các ngành nghề sử dụng tiếng Anh. Trong quá trình dịch, bạn có thể gặp phải những khó khăn bởi nhiều từ rất khó dịch. 


Trong quá trình dịch thuật sẽ gặp phải một số từ khó dịch sang tiếng Việt

Cùng tham khảo một số từ khó dịch sang tiếng Anh mà bạn có thể gặp phải.

1.      Ai (không dùng để hỏi mà để nói không): Those who

Ai mong đợi điều xấu nhất hầu như là người ít bị tuyệt vọng nhất.

Those who expect the worst are less likely to be disappointed.

2.      Giá mà (đi sau động từ chia ở thì quá khứ đơn giản): If only

- Giá mà tôi giàu có.

If only I were rich.

- Giá mà tôi biết tên anh ấy.

If only I knew his name.

3.      Phải chi (dùng để diễn tả ước muốn): That

- Phải chi tôi có thể gặp lại anh ấy.

That I could see him again.

4.      Nếu không thì: If not

- Tôi sẽ đi nếu anh cùng đi, nếu không thì tôi thà ở nhà còn hơn.

I will go if you are going, if not, I’d rather stay at home.

5.      Chỉ khi nào: Only if (đảo chủ ngữ ra sau động từ)

- Chỉ khi nào thầy giáo cho phép thì sinh viên mới được vào phòng.

Only if the teacher has given permission are students allowed to enter the room.

6.      Coi, xem: If, Whether (dùng trong câu nói gián tiếp)

7.      Dẫu có … hay không: whether or not

- Dẫu có yêu được cô ấy hay không thì anh ta cũng vui vẻ.

He will be happy whether or not she loves him.

8.      Có nên: whether

- Tôi không chắc có nên nghỉ việc hay là tiếp tục làm.

I am not sure whether to resign or stay on.

9.      Hóa ra: as it turned out; turn out to be sth/sb; turn out that

- Hóa ra tôi không cần đến ô.

I didn’t need my umbrella as it turned out.

- Hóa ra cô ấy là người yêu của anh trai tôi.

It turned out that she was my older brother’s girlfriend.

10. Chứ không phải: But

- Anh đã mua nhầm cái áo sơ mi rồi. Tôi cần cái màu xanh chứ không phải cái màu vàng.

You have bought the wrong shirt. It is the blue one I wanted but the red one.

11. Không ai mà không: no man but

- Không ai mà không cảm thấy tội nghiệp cho người ăn xin đó cả. There is no man but feels pity for that beggar.”

Trên đây là những từ, cụm từ mà trong quá trình dịch thuật hoặc phiên dịch các dịch thuật viên hoặc phiên dịch viên chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ dễ mắc phải gây ảnh hưởng đến chất lượng của bản dịch sau cùng.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

5 quy tắc Nói một ngoại ngữ mà bạn cần biết

Để nói một thứ tiếng mới một cách trôi chảy và giống với người bản ngữ, bạn sẽ phải mất một thời gian khá dài để tập làm quen và nói thành thục ngoại ngữ đấy. Để trở thành một dịch thuật viên trong ngành dịch vụ dịch thuật, bạn phải trau dồi kiến thức về thứ tiếng mà bạn đang học thật nhiều và thành thạo khi nói thứ tiếng đó. Sau đây là 5 quy tắc để bạn nói thành thạo một ngoại ngữ.

1. Không học ngữ pháp

 
Để học tốt một ngoại ngữ thì bạn cần đưa ra phương án hợp lý và hiệu quả 

Nghe có vẻ rất lạ, nhưng đó là một trong những quy tắc quan trọng nhất. Nếu bạn vượt qua được kỳ thi kiểm tra thì phải học ngữ pháp, còn nếu bạn muốn nói thành thạo trong tiếng Anh thì bạn không học ngữ pháp.

Việc học ngữ pháp sẽ làm bạn bị rối và chậm chạp. Bạn sẽ phải vắt óc suy nghĩ về các quy tắc khi tạo câu thay vì nói một câu một cách tự nhiên như người bản địa. Bạn nên biết rằng, chỉ có một số ít người bản địa nói tiếng Anh biết nhiều hơn 20% tất cả các quy tắc ngữ pháp. Thậm chí các sinh viên còn biết nhiều hơn người bản ngữ.

2. Tìm hiểu và nghiên cứu "cụm từ"

 

Nhiều sinh viên chỉ cố gắng học thật nhiều, thật nhiều từ vựng để kết hợp nhiều từ với nhau và tạo thành câu có nghĩa. Nhưng sự thật không phải là như vậy, vì họ không học các Cụm từ.

Nghiên cứu nhiều tài liệu để có thể học tốt ngoại ngữ


Nếu bạn biết 1000 từ, bạn sẽ có khả năng nói đúng 1 câu. Nhưng nếu bạn biết 1 Cụm từ, bạn có thể nói đúng hàng trăm câu. Và nếu  bạn biết 100 Cụm từ thì hẳn rằn bạn sẽ rất ngạc nhiên vì trình độ nói của mình đấy. Cuối cùng, nếu bạn biết khoảng 1000 cụm từ thì trình nói tiếng Anh của bạn sẽ như người bản địa.

Phần Luyện nói tiếng Anh căn bản là một ví dụ điển hình của việc sử dụng một Cụm từ mà có thể tạo ra rất nhiều câu. Vì vậy, bạn không nên phí thời gian để học những từ vựng riêng lẻ. Thay vào đó hãy sử dụng thời gian đó để học cụm từ và bạn sẽ lên trình tiếng Anh của mình một cách nhanh chóng.

Đừng dịch


Khi bạn muốn tạo ra một câu tiếng Anh, đừng dịch những từ đó ra tiếng Việt vội. Thứ tự của các từ có thể khác nhau hoàn toàn và bạn sẽ bị chậm và sai nếu bạn làm vậy. Thay vào đó, bạn hãy học các Cụm từ và câu nói vì thế bạn sẽ không phải suy nghĩ về từ khi bạn nói.

Một vấn đề nữa là bạn sẽ cố gắng kết hợp chặt chữ luật ngữ pháp khi dịch. Dịch và suy nghĩ về ngữ pháp để tạo thành 1 câu tiếng Anh là không được và bạn nên tránh làm điều này.

3. Đọc và Nghe là CHƯA ĐỦ. Luyện tập, luyện tập và luyện tập


Đọc - nghe và nói là những kỹ năng quan trọng nhất của tất cả các ngôn ngữ. Điều đó cũng luôn đúng với công việc dịch thuật tiếng Anh.  Tuy nhiên, kỹ năng nói là yêu cầu cơ bản nhất để thành tạo tiếng Anh. Điều đó rất bình thường khi mà trẻ con được học nói trước, sau đó mới bắt đầu đọc và viết. Vì vậy, thứ tự để học một ngoại ngữ mới là: nghe - nói - đọc - viết.

Vấn đề đầu tiên


Một số trường học trên thế giới thường dạy học sinh học đọc trước, viết sau, sau nữa là nghe và cuối cùng là nói. Mặc dù nó có hơi ngược đời, nhưng nguyên nhân chính là bởi vì khi bạn học một ngôn ngữ thứ 2, bạn cần phải đọc tài liệu để hiểu nó. Vì vậy, thứ tự này mới bị đảo lộn.

Để làm việc trong môi trường của một dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp, từ giờ bạn hãy học giỏi một ngoại ngữ ngoài tiếng Việt

 

Vấn đề thứ hai

 

Việc luyện tập nhiêu sẽ khiến bạn nhanh chóng có thể đọc và nghe. Nhưng để nói thông thạo thì bạn cần luyện tập nói. Không nên chỉ nghe không, bạn hãy nói to lên những gì mà bạn đang nghe và luyện tập những gì mà bạn đã nghe, nói thật nhiều cho đến khi miệng và não của bạn có thể nói chung mà không hề tốn một chút sức lực nào. Với cách này, khả năng nói tiếng Anh của bạn sẽ cải thiện rõ rệt.

4. “Tiếng Anh hóa” bạn

 

 Việc nói thành thạo một ngoại ngữ không liên quan gì tới việc bạn có thông minh hay không? Mọi người đều có thể nói bất kỳ một ngôn ngữ nào. Trên thế giới, ai cũng có thể nói được ít nhất một ngôn ngữ, dù bạn có thông minh hay không thì bạn vẫn có thể nói được 1 thứ tiếng.

Bạn hãy chú ý, nhiều người nói tiếng Anh giỏi là những người đã học ở trường chuyên đào tạo tiếng Anh. Họ có thể nói lưu loát không phải vì họ đến một ngôi trường dạy nói tiếng Anh, mà vì ở đó có môi trường tiếng Anh và họ lúc nào cũng được sử dụng để nói chuyện với những người xung quanh.

Cũng có nhiều người đi du học và học được rất ít, bởi vì lúc họ đến trường dạy nói Tiếng Anh, nhưng họ chỉ gặp được bạn bè từ đất nước của họ và họ không luyện tập Tiếng Anh.

Bạn không cần phải đi đến một nơi nào đó để trở thành một người nói tiếng Anh giỏi. Bạn chỉ cần làm cho bạn bị bao phủ bởi tiếng Anh. Bạn có thể thảo luận với bạn bè, có thể luôn mang theo một chiếc iPod và nghe các câu tiếng Anh. Ngay lập tức, bạn sẽ có một môi trường tiếng Anh và sẽ học được nhanh hơn gấp nhiều lần.

Hiện này có phần mềm TalkEnglish Offline Version. Với gói phần mềm này, bạn có thể sử dụng hơn 8000 file âm thanh để học tiếng Anh một cách thuận tiện nhất. Có hơn 13.5 giờ của các file âm thanh mà không thể truy cập được trên web. Tất cả các đoạn hội thoại và các câu đều có sẵn, vì thế ngay cả khi bạn không có những người bạn khác để học Tiếng Anh cùng, bạn vẫn có thể học một mình sử dụng máy nghe nhạc MP3 của bạn.

5. Học đúng tài liệu

 

 Một cụm từ không đúng là: “Practice makes perfect”. Nó không đúng.Bạn phải luyện tập, luyện tập và luyện tập. Nếu bạn luyện tập một câu sai, bạn sẽ luôn nói sai câu đó. Vì vậy, hãy chọn tài liệu đúng và chuẩn để học tiếng Anh.

Một vấn đề nữa là nhiều sinh viên học tiếng Anh bằng cách nghe thời sự. Tuy nhiên, ngôn ngữ mà họ nói trong đó trang trọng và nội dung mang tính chính trị hơn so với thường ngày. Hiểu những gì mà họ đang nói rất quan trọng, nhưng học những điều cơ bản của tiếng Anh còn quan trọng hơn nhiều.

Hãy chọn những cuốn tài liệu chuẩn để công việc học tập của bạn được hiệu quả


Học tiếng Anh với một người bạn không phải là người bản xứ đều có mặt lợi và mặt hại. Bạn nên cân nhắc giữa 2 điều này khi luyện nói với một người không phải là người bản xứ. Luyện tập với người không phải là người bản xứ thì bạn sẽ được luyện tập, đồng thời bạn sẽ có thêm động lực và chỉ ra được những lỗi sai.

Tuy nhiên, bạn có thể bắt chước những thói quen xấu của người khác, nếu bạn không chắc câu nào là đúng và câu nào sai. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian đó để tìm tài liệu chuẩn và học tập.

Tóm lại, không chỉ là học tiếng Anh mà còn tất cả các thứ tiếng nước ngoài khác. Sau này có thể bạn sẽ làm trong dịch vụ dịch thuật, phiên dịch,.... Những ngành này đòi hỏi các kỹ năng ngoại ngữ của bạn rất nhiều. Vì vậy, hãy chọn một phương pháp hợp lý và phù hợp trước khi quyết định lựa chọn học một ngoại ngữ nào đó bạn nhé.

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Thị trường dịch công chứng thời kỳ hội nhập thế giới

Vào thời đại quốc tế hóa, người nước ngoài đến Việt Nam để làm việc, học tập ngày càng nhiều. Điều này khiến thị trường dịch thuật tại Việt Nam nói chung và nhu cầu về dịch vụ dịch công chứng nói riêng đang trở nên phát triển không ngừng.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển lĩnh vực dịch công chứng


Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế, văn hóa nên lượng khách nước ngoài đổ về ngày càng đông đảo khiến nhu cầu dịch công chứng cũng ngày một tăng lên. Điều này đã khiến các công ty dịch thuật, đơn vị dịch công chứng cũng mọc lên ngày càng nhiều. Thị trường dịch công chứng vì vậy mà cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hiện tại, ở Việt Nam có rất nhiều các công ty dịch thuật cung cấp dịch vụ dịch công chứng và hầu hết đều tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM.

Dịch vụ dịch công chứng tại Việt Nam tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn

Nếu khách hàng đang có nhu cầu về dịch công chứng các loại giấy tờ, văn bản, tài liệu thì không quá khó để bạn tìm kiếm thông tin về các công ty dịch thuật, các văn phòng dịch thuật công chứng Hà Nội hay ở Đà Nẵng hoặc TP HCM. Giữa các đơn vị, công ty dịch thuật đều có nhiều lời giới thiệu và mời chào khách hàng khác nhau, nên sự cạnh tranh trên lĩnh vực dịch thuật công chứng là khá cao.

Trong một môi trường có sự cạnh tranh lẫn lộn giữa các công ty thì sẽ luôn xuất hiện tình trạng "vàng thau lẫn lộn" và lĩnh vực dịch công chứng cũng vậy, trong vô vàn các văn phòng dịch công chứng, các công ty dịch thuật đều xuất hiện các đơn vị không rõ nguồn gốc, chưa có uy tín. Đây là một mặt hạn chế của thị trường dịch công chứng tại Việt Nam hiện nay.

 Là lĩnh vực hái ra tiền


Nếu nhìn lại quá trình tồn tại của lĩnh vực này thì ta sẽ thấy, thị trường dịch công chứng đang có nhiều sự thay đổi đáng ngạc nhiên. Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ dịch công chứng thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định lựa chọn một công ty dịch thuật nào đó, bởi các giấy tờ dịch công chứng đều là những hồ sơ quan trọng và nó liên quan đến pháp luật. Hẳn rằng bạn sẽ không để các giấy tờ của mình có một chút sai sót nào về mặt pháp lý nhỉ?

Dịch công chứng là một dịch vụ chính tại các công ty dịch thuật

Ngoài ra, trong các dự án và hợp đồng mà các công ty dịch thuật nhận được thì hầu hết là các giấy tờ liên quan đến lĩnh vực dịch công chứng, không phải do nhu cầu dịch thuật đơn thuần chuyên môn ngữ văn ít hơn nhu cầu về dịch công chứng, mà bởi vì việc công chứng các bản dịch thì chỉ có các công ty chuyên dịch thuật mới có thể đảm nhiệm, nên nói theo một cách nào đó thì dịch công chứng là dịch vụ chính tại các công ty dịch thuật, cả về số lượng lẫn doanh thu. Xét trên nhiều mảng hoạt động khác nhau của các công ty dịch thuật thì sự phát triển của dịch vụ dịch công chứng cũng cao hơn nhiều so với các dịch vụ khác.

Ngoài dịch vụ dịch công chứng tư pháp, các đơn vị dịch thuật còn đưa ra các dịch vụ dịch công chứng lấy ngay, dịch công chứng giá rẻ, dịch công chứng nhanh và đã mang lại lượng khách hàng cũng như doanh thu tăng cao.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Dịch thuật game online - Vấn đề còn bỏ ngỏ

Cuốn Mật mã Da Vince được coi là một thảm họa dịch thuật trong năm 2005, nhưng nếu đưa ra so sánh với những công trình Việt hóa game online hiện nay của thị trường game Việt thì vẫn chưa thấm vào đâu.

Trò đùa "Việt hóa

 

Đứng đầu danh sách cao thủ có lẽ vần là phải nói đến PTV - giành lại miền đất hưa của FPT. Mặc dù chỉ có một trong số 4 cụm máy chủ của game này sử dụng hệ thống tên các món đồ và quái vật tiếng Việt, nhưng chừng đó đã là quá đủ để nhiều game thủ phải choáng váng.

Ngày 2/9/2005, PTV đã mở cửa server Thiên Hà và nhiều người thắc mắc là không biết có phải vì Galantia nghe hao hao giống Galaxy (Thiên hà) hay không?

Đến khi bắt đầu mở màn chơi game, người chơi mới bắt đầu cảm thấy sốc. Thanh kiếm Slayer được đổi tên thành "Tàn đao kiếm". Cái tên mới này không liên quan gì đến tên gốc của nó, chưa kể đến việc đã có đao rồi lại có cả kiểm, kiếm cuối cùng người chơi không biết đây là loại vũ khí gì?


DỊch thuật game online là một lĩnh vực chưa được đầu tư tại thị trường dịch thuật Việt Nam

Tương tự, chiếc áo giáp Extreme Armor được dịch sang tiếng Việt là giáp… Rồng đen, có lẽ vì người ta thích vậy. Một số cái tên khó nhằn như Dryad, xuất phát từ thần thoại châu Âu và được dịch thành Mộc Tiên, trong khi đó từ Titan, bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp vẫn được giữ nguyên.

Mọi chuyện còn trở nên buồn cười hơn khi PTV cập nhật nhiệm vụ chuyển cấp thứ 3. Theo đó, để thăng cấp, người chơi phải tiêu diệt một số quái vật. Nhiệm vụ đưa ra tên gốc, trong khi đám quái vật đã được chuyển sang dùng tên tiếng Việt từ lâu. Kết quả là người chơi nhốn nháo lên vì không biết đâu là quái vật mà mình cần tìm?

F, một game thủ đang chơi cùng lúc 4 game online (PTV, MU, Lineage 2 và Gunbound) cho biết: “Điển hình là 2 game MU và PTV, hệ thống tên các monster (quái vật), item (đồ dùng), nhân vật đều dựa vào thần thoại, văn hóa phương Tây, nhưng khi chuyển ngữ thì toàn là yếu tố văn hóa phương Đông, giống với kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia. Cũng đồng tình với F,‎ Klyhrs, nữ game thủ PTV, nói về chất lượng dịch thuật của game này một cách ngắn gọn: “Rất tệ!!!”

Nỗi khổ mang tên… Hán Việt

 

Một thể loại game khác của Vinagame là Võ lâm truyền kỳ có ưu thế hơn hẳn so với PTV so được dịch thuật từ tiếng Trung sang, đồng thời được dựa vào các tiểu thuyết kiếm hiệp nên công việc dịch thuật game online có vẻ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cũng không ít người chơi hiểu được nghĩa của các từ Hán - Việt trong đó.

Hỏi mười người l‎ý do họ thích Võ Lâm Truyền Kỳ hơn các game khác thì có đến chín người kể ra yếu tố kiếm hiệp, nhưng khi hỏi họ ý nghĩa tên của các chiêu thức trong game thì hầu như chẳng ai trả lời được. Đến những cái tên quen thuộc như Dịch cân kinh thì cũng chưa chắc họ đã hoàn toàn hiểu hết được. Còn các chiêu phức tạp như  Chu cáp thanh minh, hoành tảo lục hợp, vô ngã vô kiếm, ... thì vẫn mãi chỉ là ẩn số.

Lỗi không chỉ ở các nhà cung cấp!


Thành viên F nói: “Những game mình chơi đều “dính líu” tới thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu. Khi tìm hiều về thần thoại đã rất hứng thú rồi, được ngắm những nhân vật, những con thú thông qua cách thiết kế của mỗi game thì... trên cả tuyệt vời. Có cảm giác giống như mình được nhập vào chính những câu chuyện thần thoại đó vậy”. Game thủ này cho biết anh rất say mê các yếu tố văn hóa, thần thoại trong game và cũng là tác giả của nhiều hình ảnh đăng trên trang chủ của game PTV.

Nhưng hầu hết các game thủ của Việt Nam (cả online và offline) đều chăm chú cày level chứ không quan tâm những vấn đề khác. Với họ, việc tìm hiểu những yếu tố như văn hóa trong game thì chẳng khác gì  "nhàn hơi rỗi việc".

Cần đưa ra những giải pháp tối ưu cho vấn đề dịch thuật game online

Vì sự dễ tính quá mức của người chơi mà đây chính là một phần ý do khiến các nhà cung cấp xem nhẹ dịch vụ dịch thuật game online, và đã dẫn đến một số lỗi rất ngớ ngẩn. Các dịch giả PTV làm người chơi phải giật thót khi dịch từ Sting-ray, trong tiếng Anh có nghĩa là Cá đuối thành Khủng Long. Các game thủ không biết phải làm gì hơn ngoài việc kêu ca trên các diễn đàn. Cá đuối lại trở về làm cá đuối nhưng vẫn còn vô khối cái tên đáng được xếp vào top…”bó tay chấm com".

Giải pháp nào cho vấn đề dịch thuật game? 

Ngay cả khi Vinagame đã phải tổ chức một cuộc thi dịch game Ragnarok Online thì dường như giải pháp chung hiệu quả nhất vẫn là… giữ nguyên tất cả tên các đồ vật, quái vật, kỹ năng; chỉ dịch lời thoại. Một số game như Khan, Cao bồi không gian, Gunbound,... đã chọn lối thoát này. Có thể nhiều người chơi không ủng hộ, nhưng chắc chắn là sẽ không theo vết xe đổ của PTV hay Võ lâm truyền kỳ.

Hiện nay, thị trường game đã cho ra mắt giới mộ đáo nhưng chưa thể nói chất lượng dịch thuật game online sẽ đạt đến mức nào. Các nhà cung cấp vẫn chỉ chăm chăm vào việc quảng cáo về cách chơi hấp dẫn, đồ họa đẹp mắt và âm thanh sống động như thế nào?

Klyhrs cho biết: “Đôi khi người ta nghĩ những cái tên trong game được đặt không chủ đích, nhưng thật ra phía sau đó là cả một nền văn hóa…” F, Klyhrs và những người chơi game khác cho biết, họ sẵn sàng tham gia dịch thuật game nếu như có cơ hội, nhưng sự nhiệt tình đó được các nhà cung cấp để ý đến hay không thì chưa ai dám khẳng đinh. Chỉ có một điều chắc chắn rằng, nếu như game thủ vẫn thờ ơ như hiện nay thì các yếu tố văn hóa trong game đều sẽ trở nên vô nghĩa và sẽ không ngoa rằng khi các vị phụ huynh nói rằng: game chỉ là thứ vô bổ.